Gia Lai bùng phát dịch đau mắt đỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai, dịch đau mắt đỏ (viêm kết mạc) hiện đang bùng phát trên địa bàn tỉnh với nhiều ca mắc được ghi nhận trong hơn 1 tháng trở lại đây. Trong đó, cao diểm của dịch bắt đầu từ đầu tháng 9 và tăng cao sau ngày khai giảng năm học mới.

Thống kê chưa đầy đủ, tại Bệnh viện Mắt Cao Nguyên, từ ngày 1-8 đến ngày 5-9, đơn vị tiếp nhận 1.544 ca viêm kết mạc cấp (980 ca người lớn, 564 ca trẻ em dưới 15 tuổi). Trong số này, có 23 ca viêm kết mạc cấp nặng điều trị nội trú.

Tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai, trung bình 1 ngày bệnh viện khám trên 100 bệnh nhân mắc các bệnh lý về mắt; trong đó hơn 50% là bệnh đau mắt đỏ.

Khám mắt cho bệnh nhân tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn- Gia Lai. Ảnh: Như Nguyện

Khám mắt cho bệnh nhân tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn- Gia Lai. Ảnh: Như Nguyện

Ghi nhận tại Trung tâm Y tế TP. Pleiku, trong tháng 8-2023, số ca đau mắt đỏ đến khám rải rác đầu tháng và tăng dần từ cuối tháng 8 đến nay. Hiện nay, trung bình 1 ngày đơn vị tiếp nhận gần 100 ca đau mắt đỏ đến khám và điều trị.

Hiện bệnh đau mắt đỏ đang bùng phát mạnh và nguy cơ lây lan nhất là trong các trường học. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khuyến cáo: Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng, tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động và có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đề nghị các bệnh viện, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã thành phố tăng cường tuyên truyền, giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn; tổ chức hướng dẫn triển khai các biện pháp chống lây nhiễm tại nhà trẻ, trường học, cơ quan, xí nghiệp và cộng đồng; các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn huyện cần tổ chức tốt việc tư vấn, điều trị. Thông báo kịp thời cho các đơn vị có bệnh nhân để triển khai các biện pháp phòng bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Các cơ sở y tế phải chủ động kế hoạch mua sắm đầy đủ thuốc, nhất là thuốc cấp cứu, phòng dịch, chế phẩm máu và thuốc tiền mê giảm đau. Ảnh: Thảo Khuy

Chủ động đảm bảo cung ứng thuốc phục vụ khám, chữa bệnh

(GLO)- Trước nguy cơ thiếu hụt thuốc do ảnh hưởng từ dịch bệnh (Covid-19, sốt xuất huyết...), chiến sự tại một số khu vực trên thế giới cùng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng từ nước ngoài, Sở Y tế vừa yêu cầu các đơn vị y tế trên địa bàn chủ động đảm bảo nguồn thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh.

Đội ngũ y-bác sĩ Gia Lai tiên phong hiến máu cứu người

Đội ngũ y-bác sĩ Gia Lai tiên phong hiến máu cứu người

(GLO)- Trước tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn máu phục vụ cấp cứu và điều trị, ngoài nỗ lực kêu gọi, vận động người dân, các tổ chức, đơn vị… hiến máu tình nguyện thì các y-bác sĩ Gia Lai đã và đang tiên phong trong hiến máu cứu người bệnh.

null