Nguy cơ bùng phát dịch đau mắt đỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Một tuần qua, số bệnh nhân bị đau mắt đỏ đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng gia tăng. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường do vi rút nhóm Adeno và Picorna gây ra. Bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, trong khi đó lại lây lan nhanh, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch.

Những ngày gần đây, Trung tâm Y tế TP. Pleiku tiếp nhận hàng chục trường hợp đến khám do bị bệnh viêm kết mạc (hay còn gọi là đau mắt đỏ). Hầu hết bệnh nhân có các triệu chứng như: sốt nhẹ, cộm mắt, đau, sưng, đỏ mắt, tiết nhiều ghèn và chảy nước mắt; có trường hợp xuất hiện hạch ở tai.

Theo thạc sĩ Phạm Thanh Dũng-Trưởng khoa Liên chuyên khoa mắt-răng hàm mặt-tai mũi họng (Trung tâm Y tế thành phố): Số lượng bệnh nhân đau mắt đỏ đến bệnh viện thăm khám, điều trị chỉ là số ít vì phần lớn người dân khám-chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân hoặc tự mua thuốc điều trị ở nhà. “Bệnh đau mắt đỏ thường xuất hiện lúc giao mùa, đặc biệt là thời điểm cuối hè sang thu và rất dễ lây lan thành dịch, nhất là trong gia đình, trường học. Hiện nay, tại một số trường tổ chức học hè như Trường Quốc tế châu Á Thái Bình Dương-Gia Lai (APC-Gia Lai) đã có nhiều học sinh bị đau mắt đỏ đến đây khám”-thạc sĩ Dũng nói.

Thạc sĩ Phạm Thanh Dũng-Trưởng khoa Liên chuyên khoa mắt-răng hàm mặt-tai mũi họng (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho một bệnh nhân bị đau mắt đỏ. Ảnh: N.N

Thạc sĩ Phạm Thanh Dũng-Trưởng khoa Liên chuyên khoa mắt-răng hàm mặt-tai mũi họng (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho một bệnh nhân bị đau mắt đỏ. Ảnh: N.N

Đưa con trai bị đau mắt đỏ đến Trung tâm Y tế TP. Pleiku khám, chị Nguyễn Thị Huệ (thôn Tân Tiến, xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê) cho biết: Đêm hôm trước, cháu vẫn bình thường nhưng đến sáng hôm sau thì mắt đỏ, chảy ghèn, nổi hạch tai. Thấy vậy, tôi lập tức cho cháu đi khám. Ở gần nhà tôi có nhiều người bị đau mắt đỏ, có thể do cháu chơi chung với các bạn cùng xóm nên bị lây.

Thông tin về việc học sinh mắc bệnh đau mắt đỏ tại Trường Quốc tế châu Á Thái Bình Dương-Gia Lai, thầy Đàm Văn Ngọc-Hiệu trưởng nhà trường-xác nhận: Những ngày qua, trường có ghi nhận một số học sinh bị đau mắt đỏ. Theo thống kê chưa đầy đủ thì có khoảng 30 em mắc bệnh. Các em đã chủ động nghỉ học cách ly tại nhà để tránh lây lan cho các bạn. “Sau khi ghi nhận các ca bệnh đau mắt đỏ, nhà trường đã nhắc phụ huynh và học sinh về việc thực hiện tốt các biện pháp phòng-chống bệnh, không để bệnh lây lan, bùng phát thành dịch. Hiện công tác dạy và học tại nhà trường vẫn tiến hành bình thường”-thầy Ngọc cho hay.

Tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai, trung bình mỗi ngày, Bệnh viện tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhân đến khám-chữa bệnh. Những ngày gần đây, số bệnh nhân bị đau mắt đỏ chiếm 1/3 trong tổng số bệnh nhân đến thăm khám, trong đó có nhiều trường hợp tự ý mua thuốc điều trị khiến bệnh diễn tiến nặng mới đến bệnh viện. Chị Nguyễn Thị Thảo (tổ 2, phường Ia Kring, TP. Pleiku) chia sẻ: 3 hôm trước, mắt mẹ tôi bị đỏ, chảy nhiều ghèn. Bà có ra hiệu thuốc Tây mua thuốc nhỏ mắt về dùng, tuy nhiên mắt ngày càng đỏ và sưng to kèm theo đau rát. Qua thăm khám, bác sĩ Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai cho biết, mẹ tôi bị viêm giác mạc cấp.

Theo bác sĩ Đinh Công Gia Hy-Phụ trách phòng khám số 2 (Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai), hiện nay, bệnh đau mắt đỏ đang vào mùa cao điểm. Những ngày qua, số lượng bệnh nhân đau mắt đỏ đến khám tăng đột biến so với các mùa khác. “Nhiều bệnh nhân chủ quan khi bị bệnh không đến cơ sở y tế điều trị mà tự ý mua thuốc điều trị hoặc chữa bệnh theo cách dân gian dẫn đến bệnh diễn tiến nặng gây khó khăn trong công tác điều trị. Đau mắt đỏ là bệnh gặp phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra. Bệnh dễ lây và lây rất nhanh vì vậy mọi người cần chú ý phòng tránh. Khi nhận thấy các triệu chứng cụ thể như khó chịu ở mắt, cộm mắt, nhiều ghèn, mắt đỏ và cảm thấy đau nhức… thì người dân nên đến cơ sở y tế thăm khám kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm”-bác sĩ Hy khuyến cáo.

Cũng theo bác sĩ Hy, bệnh đau mắt đỏ rất dễ trở thành dịch vì khả năng lây lan cao do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua nhiều đường như: hô hấp, nước bọt, qua tay, qua cầm/nắm/chạm vào những đồ vật, đồ dùng cá nhân của người bệnh hoặc lây qua thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng. Vì vậy, môi trường gia đình, công sở, lớp học, nơi công cộng đông người là những nơi khiến bệnh dễ lây lan. “Để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ, người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Đặc biệt, gia đình có người bị đau mắt đỏ cần cách ly để tránh lây lan cho người xung quanh; không dùng chung thuốc nhỏ mắt, đồ đạc với người đau mắt đỏ. Khi ra ngoài đường, người dân cần mang khẩu trang, đeo kính bảo vệ mắt để phòng bệnh”-bác sĩ Hy thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Nội soi tiêu hóa phát hiện sớm các bệnh lý tiêu hóa, điều trị hiệu quả

Nội soi tiêu hóa phát hiện sớm các bệnh lý tiêu hóa, điều trị hiệu quả

(GLO)- Với máy móc hiện đại, bác sĩ nhiều kinh nghiệm, đội ngũ y tế ân cần, chuyên nghiệp nên nhiều người dân đã lựa chọn nội soi dạ dày-nội soi đại tràng tại Phòng khám đa khoa SYSMED Phù Đổng (02A Phù Đổng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) giúp tầm soát sớm các bệnh lý tiêu hóa và điều trị hiệu quả.

Gia Lai: Tập huấn Chương trình phong năm 2024

Gia Lai: Tập huấn Chương trình phong năm 2024

(GLO)- Trong 2 ngày 14 và 15-11, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn Chương trình phong năm 2024 cho 56 cán bộ, nhân viên y tế phụ trách công tác phòng- chống bệnh phong trên địa bàn tỉnh.

Ngày hội hiến máu tình nguyện thu hút đông đảo người dân huyện Phú Thiện tham gia. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện tiếp nhận 554 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 14-11, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Phú Thiện phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai và Bệnh viện Quân y 211 tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 2 năm 2024.

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol