Gần 66.000 người đi làm việc ở nước ngoài trong 5 tháng đầu năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- TTO thông tin, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết, trong tháng 5-2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là trên 17.000 người, trong đó có khoảng 5.200 lao động nữ.

Dẫn đầu là Nhật Bản với trên 5.500 lao động, tiếp sau là Đài Loan (Trung Quốc) với khoảng 6.700 người, Hàn Quốc gần 4.400 lao động…

NDO cho biết, theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 65.852 người (trong đó có hơn 19 ngàn lao động nữ) đạt 52,68% kế hoạch năm 2024.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Đặng Sĩ Dũng trao chứng chỉ cho các ứng viên điều dưỡng, nhân viên chăm sóc xuất cảnh sang làm việc tại Nhật Bản, ngày 4-6-2024. Ảnh: TRẦN HẢI

Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Đặng Sĩ Dũng trao chứng chỉ cho các ứng viên điều dưỡng, nhân viên chăm sóc xuất cảnh sang làm việc tại Nhật Bản, ngày 4-6-2024. Ảnh: TRẦN HẢI

Các thị trường tiếp nhận nhiều lao động nước ta trong 5 tháng qua có thể kể tới như: Nhật Bản 35.208 người; Đài Loan (Trung Quốc) 21.602 người; Hàn Quốc 5.209 người.

Mục tiêu đặt ra trong năm nay là đưa khoảng 125 ngàn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Hiện Cục Quản lý lao động ngoài nước đang xúc tiến đàm phán với một số nước châu Âu (Đức, Hy Lạp, Ba Lan, Hungary, Romania) và Israel, Canada để đưa lao động có tay nghề đi làm việc. Qua đó, mở rộng thị trường lao động thu nhập cao cho người Việt.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai có 28.008 người trong các đơn vị sự nghiệp công lập khối chính quyền hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Gia Lai có 28.008 người trong các đơn vị sự nghiệp công lập khối chính quyền hưởng lương từ ngân sách nhà nước

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 256/QĐ-UBND về việc giao số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên thuộc khối chính quyền.
Bộ VH-TT-DL đề xuất viên chức ngành nghệ thuật là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Bộ VH-TT-DL đề xuất viên chức ngành nghệ thuật là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Bộ VH-TT-DL đề xuất xây dựng chính sách đối với viên chức lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn thuộc "Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm" được xem xét về hưu sớm theo nguyện vọng