Gạch không nung-Vật liệu mới nhiều ưu việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gạch không nung thực ra không còn mới so với một số địa phương trong cả nước và thế giới nhưng lần đầu tiên sản phẩm này được các kỹ sư trên địa bàn tỉnh góp công tạo ra và đưa vào sử dụng cho thấy tính ưu việt từ độ bền, tính chịu lực, chống ồn cho đến hạ thấp giá thành. Đặc biệt với chủ trương khuyến khích của Chính phủ từng bước thay thế vật liệu nung thì sản phẩm này góp phần giảm tình trạng ô nhiễm môi trường và phù hợp với yêu cầu xây dựng hiện đại.

Công nghệ mới

Nhìn công trình nhà cấp II của ông Phan Ngọc Anh ở 177/1 Hoàng Quốc Việt-TP. Pleiku vừa mới hoàn tất với đường nét xây dựng mềm mại không ai nghĩ ông là một trong những người đầu tiên mạnh dạn sử dụng một phần gạch không nung khác với loại gạch 6 lỗ truyền thống lâu nay mà người dân trên địa bàn vẫn thường dùng để xây nhà. Không giấu giếm cảm giác hài lòng với căn nhà mới, ông Anh chia sẻ:

“Cảm giác nhà mát hơn, độ ồn giảm hẳn và không sợ bị thấm mốc như các công trình sử dụng vật liệu thường thấy trên địa bàn trước tác động khí hậu đặc thù mưa nhiều ở Tây Nguyên. Vấn đề còn lại là cần có vữa để kết nối những viên gạch không nung cho đồng nhất khi xây để tránh vết nứt tường sau này”.
 

Ảnh: Văn Nhung
Ảnh: Văn Nhung

Nhà của ông Anh là một trong số ít căn nhà được xây dựng bằng bê tông bọt mà ta thường gọi là “gạch không nung”. Ngoài ra, trên địa bàn TP. Pleiku còn có nhiều căn nhà vườn cấp IV và quán cà phê được xây dựng từ công nghệ này. Thạc sĩ Hoàng Minh Nghĩa-Chánh Văn phòng Thành ủy Pleiku, một trong những người góp công rất lớn cho dự án nghiên cứu sản xuất bê tông bọt của Công ty TNHH một thành viên Vật liệu nhẹ Gia Nghĩa cho biết, bê tông bọt có khả năng cách âm, cách nhiệt và chống thấm rất tốt.

Hiện tại, việc sản xuất loại “gạch không nung” này bằng cách đưa vào máy trộn đều nguyên liệu xi măng, cát xay nhuyễn và puzơlan trong chất tạo bọt. “Đây là loại bê tông nhẹ, thả trong nước sẽ nổi lên, không thấm có xi măng Porlan làm gốc và vô số hạt kín nhỏ phân bổ đều trong bê tông. Bằng cách điều chỉnh hàm lượng bọt khí tạo ra từ một loại dung dịch đặc biệt do tác dụng cơ học ta có thể điều chỉnh được tỷ trọng bê tông từ 320 kg/m3 đến 1.920 kg/m3”-Thạc sĩ Hoàng Minh Nghĩa giải thích. Kích cỡ viên bê tông bọt là 8 cm x 20 cm x 40 cm và 10 cm x 20 cm x 40 cm. Tuy nhiên, khách hàng cũng có thể yêu cầu kích cỡ để nhà sản xuất điều chỉnh khuôn đúc.

Giải thích về tính ưu việt của bê tông bọt này, KS.Trần Hoàng Gia-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Vật liệu nhẹ Gia Nghĩa cho biết: Nếu gạch nung có tỷ trọng 1.200-1.800 kg/m3 thì bê tông bọt chỉ có 400-900 kg/m3; cùng một kích cỡ, 5 viên gạch nung có trọng lượng 6,5 kg thì một viên bê tông bọt chỉ nặng 6 kg… Hay nói theo cách của TS-KTS. Nguyễn Hồng Hà-Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thì loại gạch không nung cường độ chịu lực lớn hơn gạch nung và do đó mức độ phong hóa bền hơn. “Nếu như gạch đặc nung có cường độ chịu lực 75 kg/cm2 thì gạch không nung cường độ chịu lực 90 kg/cm2”-ông Hà so sánh. Ngoài ra, gạch không nung cách âm, cách nhiệt, giảm thao tác xây dựng, giảm trọng lượng tường rất lớn... Việc sử dụng loại gạch này góp phần bảo vệ tài nguyên đất, không gây ô nhiễm và phù hợp với yêu cầu trong công nghiệp xây dựng hiện đại.

Tìm hướng đi cho vật liệu mới

Theo TS-KTS. Nguyễn Hồng Hà, thực tiễn có 4 loại gạch không nung là gạch xi măng nghiền vôi vữa, gạch papanh (nguyên liệu chính với xỉ than với vôi bột), gạch puzơlan (như một loại đá vôi) và gạch bê tông bọt. Tùy điều kiện từng địa phương có thể sản xuất phù hợp với mỗi loại gạch nhưng gạch bê tông bọt và gạch puzơlan vẫn có tính ưu việt hơn cả. TS-KTS. Nguyễn Hồng Hà cho biết, từ ý nghĩa ưu việt của gạch không nung nên năm 2013 Chính phủ đã có văn bản định hướng sử dụng vật liệu này với 3 mục tiêu: chống ô nhiễm, giá thành công trình giảm và độ bền công trình cao.

Tuy nhiên, sau khi có quy định của Chính phủ, Bộ Xây dựng là cơ quan tham mưu đến nay cũng chưa quyết liệt hướng dẫn sử dụng công nghệ nào trong sản xuất mà gần như để cho các doanh nghiệp tự mày mò đầu tư dây chuyền sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm. Trong khi đó, công tác quản lý nhà nước cũng chưa đưa ra đơn giá nên chủ đầu tư không có cơ sở quyết toán công trình và khuyến khích sử dụng.

Với góc nhìn về mặt quản lý nhà nước, TS-KTS. Nguyễn Hồng Hà đề xuất Sở Xây dựng nên tham mưu rà soát, thống kê lại toàn bộ số lò gạch nung trên địa bàn tỉnh (kể cả sản xuất gạch tuynel) đồng thời tổ chức hội nghị để tuyên truyền, thông báo về lộ trình chuyển đổi dần sang sản xuất gạch không nung cũng như giới thiệu công nghệ chuyển đổi. Ngoài ra, Nhà nước cần có phương án miễn, giảm thuế theo lộ trình khi chuyển sang sản xuất gạch không nung; thông báo giá gạch không nung làm cơ sở quyết toán các công trình (hiện nay chưa có-N.V) và cuối cùng là khuyến khích người tiêu dùng, nhất là thông qua tuyên truyền trực quan bằng các công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách.

Hiện nay, Trung tâm Đo lường-Chất lượng (Sở Khoa học và Công nghệ) đủ điều kiện đo cường độ, chất lượng đối với các loại gạch không nung. “Tuy là sản phẩm không mới nhưng nếu doanh nghiệp có sản phẩm hợp chuẩn, hợp quy; có phương án đào tạo; có tổ chức tập huấn, tuyên truyền, chuyển giao; quản lý theo hệ thống chất lượng ISO và được thẩm định về công nghệ thì sẽ được hỗ trợ qua đánh giá dự án”-TS-KTS. Nguyễn Hồng Hà cho biết thêm.

Lê Văn Nhung

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm