G7 muốn Nga 'bồi thường cho Ukraine', Tổng thống Putin phản ứng mạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
G7 cho rằng Moscow có trách nhiệm bồi thường thiệt hại hàng trăm tỉ USD cho Ukraine, trong khi Tổng thống Vladimir Putin cáo buộc phương Tây "đánh cắp” tài sản Nga.

RT dẫn tuyên bố chung của lãnh đạo nhóm G7 hôm 14-6, trong đó có nội dung sẽ buộc Nga bồi thường cho Ukraine số tiền 486 tỉ USD do những thiệt hại từ cuộc xung đột đang diễn ra.

Mỹ và các đồng minh G7 - bao gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản – còn nêu rõ họ sẽ đóng băng tài sản Nga cho đến khi Moscow chấm dứt xung đột và trả tiền bồi thường cho Ukraine.

Các nước phương Tây đã đóng băng hơn 300 tỉ USD tài sản của Nga kể từ khi nổ ra xung đột hồi cuối tháng 2-2022.

"Nga phải chấm dứt cuộc xung đột và bồi thường tổn thất cho Ukraine. Theo Ngân hàng Thế giới, những thiệt hại này hiện đã vượt quá 486 tỉ USD" - tuyên bố của G7 cho biết.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: RT

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: RT

Nhằm hỗ trợ nhu cầu hiện tại và tương lai của Ukraine, lãnh đạo các nước G7 đã nhất trí về kế hoạch thế chấp lợi nhuận phát sinh từ khối tài sản hơn 300 tỉ USD của Nga để vay 50 tỉ USD viện trợ cho Ukraine.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen gần đây cho biết dòng lợi nhuận từ tài sản đóng băng của Nga lên tới khoảng 3-5 tỉ USD mỗi năm.

Tổng thống Putin tuyên bố kế hoạch thế chấp lợi nhuận từ tài sản Nga do G7 đề xuất là hành động "đánh cắp" và Moscow sẽ trả đũa.

"Các nước phương Tây đã đóng băng tài sản và dự trữ ngoại hối của Nga. Họ đang tìm cách xây dựng cơ sở pháp lý để chiếm đoạt chúng "- Tổng thống Putin nói trong cuộc họp với các lãnh đạo Bộ Ngoại giao Nga hôm 14-6 và nhấn mạnh – "Dù họ có dùng trò gì đi nữa thì hành động đánh cắp vẫn luôn là đánh cắp và điều đó sẽ dẫn tới những động thái trừng phạt".

Chủ nhân Điện Kremlin cho rằng hành động của G7 sẽ "phá hủy hệ thống tài chính do chính phương Tây xây dựng, vốn mang lại sự thịnh vượng và nguồn tiền lớn cho họ thông qua các khoản vay nợ, nghĩa vụ tài chính trên khắp thế giới trong suốt hàng chục năm qua".

Nhà lãnh đạo Nga quả quyết: "Rõ ràng mọi quốc gia và doanh nghiệp không còn an toàn cả về mặt kinh tế và pháp lý. Bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân tiếp theo của Mỹ và đồng minh phương Tây".

Cũng trong cuộc họp, Tổng thống Putin còn nêu điều kiện hoà đàm với Ukraine. Theo đó, Ukraine phải rút toàn bộ lực lượng khỏi 4 tỉnh mà Moscow sáp nhập cuối năm 2022, đồng thời từ bỏ tham vọng gia nhập NATO.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bác bỏ tuyên bố trên của ông Putin và mô tả các điều kiện hòa bình như "tối hậu thư".

Có thể bạn quan tâm

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

(GLO)- Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra mới đây tại Hà Lan, tổng thống Mỹ D. Trump gần như hài lòng việc 32 thành viên tổ chức quân sự lớn nhất thế giới nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng. Điều này ảnh hưởng gì đến Nga, cường quốc có mối liên quan chặt chẽ đến địa chính chị châu Âu?

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

null