Đường Trường Sơn qua hồi ức "người trong cuộc"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- “Tôi luôn nói với các con rằng: Điều tự hào nhất của ba là từng được lái xe trên con đường 559 huyền thoại”-ông Đoàn Hữu Phương (tổ 5, phường Yên Đổ, TP. Pleiku) hồi nhớ.

Ông Phương là Tiểu đội trưởng thuộc Tiểu đoàn xe 848-đơn vị vận tải đầu tiên thực hiện nhiệm vụ đưa vũ khí, quân lương từ đường Trường Sơn về chiến trường Khu 5 trong “mùa hè đỏ lửa” năm 1972.

Hành trình vượt Trường Sơn

Ngày 19-5-1959, Thường trực Tổng Quân ủy chính thức thành lập “đoàn công tác quân sự đặc biệt” mang phiên hiệu Đoàn 559. Một số đơn vị vận tải trực thuộc Bộ Giao thông-Vận tải khi ấy đã được huy động tham gia.

“Tôi sinh năm 1947 tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Tháng 1-1966, tôi học tại Trường Lái xe Hà-Bắc, rồi về công tác tại Đoàn xe 16 (Cục Vận tải ô tô). Tháng 10-1971, Ban Thống nhất Trung ương lấy cán bộ “đi B”. Sau thời gian ngắn tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện để phục vụ trên chiến trường, tháng 2-1972, tôi được biên chế vào Tiểu đoàn xe 848 (Cục Hậu cần Quân khu 5)”-ông Phương chia sẻ.

 Ông Đoàn Hữu Phương. Ảnh: Lê Hòa
Ông Đoàn Hữu Phương. Ảnh: Lê Hòa


Theo lời kể của ông Phương, Tiểu đoàn xe 848 có 120 chiếc với 4 loại: Zil 157, Gaz 63 (Liên Xô), Hồng Hà và Vọt  Tiến (Trung Quốc). Ông là Tiểu đội trưởng Đội 1 thuộc Trung đội 1, Đại đội 1 và được giao lái chiếc xe Gaz 63, BKS BB-6147 chở bộc phá. Tổng cộng, ông cùng đồng đội đã vượt qua 8 binh trạm (12, 14, 30, 31, 33, 34, 38, 44), hành trình di chuyển từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Suốt hành trình, máy bay Mỹ liên tục quần đảo trên đầu. Đại đội 1 ban đầu có 35 chiếc xe, vào đến Binh trạm 44 chỉ còn 22 xe. Hành trình vượt cung đường cách nhau không bao xa nhưng đoàn mất gần 2 tháng mới tới đích.

“Sau khoảng 15 ngày lên đường, chúng tôi bị địch phát hiện và tấn công tại phạm vi thuộc Binh trạm 22. Lúc ấy, khoảng 10 giờ, khi đoàn đang vượt qua một bãi trống”-ông Phương kể lại. Đoàn xe thường chạy xuyên dưới tán rừng. Những đoạn không có cây che, quân ta dựng mái che và ngụy trang bằng cây lá để máy bay địch không phát hiện, song không phải chỗ nào cũng có thể được phủ kín. “Chiếc máy bay OV-10 phát hiện đoàn xe và lập tức bắn pháo khói báo hiệu cho máy bay chiến đấu. Anh em rời xe tìm nơi trú ẩn để tránh thương vong, riêng tôi liều nhảy lên kịp lái 2 chiếc xe khác đi giấu. Nhờ “cứu” 2 chiếc xe này nên tôi được xem xét đề nghị kết nạp vào Đảng. Trong trận oanh tạc đó, 1 đồng chí thuộc tiểu đội của tôi hy sinh, 1 người bị thương, xe trúng đạn và bốc cháy dữ dội, phải mất nhiều thời gian để khôi phục”-ông Phương nhớ lại.

Trận thứ 2 ác liệt hơn, xảy ra sau trận thứ 1 tầm 20 ngày. Lúc này, đoàn di chuyển tới Binh trạm 38. Tại đây, các đoàn xe không được di chuyển ban ngày mà chuyển qua di chuyển vào ban đêm. Đi trong đêm tối, xe gắn “đèn phòng thủ” ở ngay cản trước mui để nhìn đường chạy. Đêm xuống, rừng sâu lạnh buốt, khi xe chạy, bộ phận ống xả bị nóng, những chiếc ống xả rực đỏ. Lúc này, địch dùng loại máy bay C130 được trang bị tia hồng ngoại và công nghệ cảm ứng nhiệt nên những chiếc ống xả rực đỏ là điểm để máy bay C130 dò ra. Khoảng 21 giờ, máy bay Mỹ bắt đầu bắn vào đoàn xe. Anh em đều chạy thoát nhưng có 8 chiếc xe bị đánh cháy.  

Mở đường vào khu 5

Tháng 4-1972, đoàn đến Binh trạm 44. Tại đây, Tiểu đoàn xe 848 được lệnh nhập với Trung đoàn Công binh 230 (Quân khu 5) làm nhiệm vụ tạo tuyến vận tải đưa vũ khí, hàng hóa, lương thực, thuốc men từ đường 559 về các vùng căn cứ thuộc Khu 5 theo lối từ Hiệp Đức đến Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam).

Đường Trường Sơn Đông-đoạn qua xã Tơ Tung (huyện Kbang). Ảnh: Đức Thụy
Đường Trường Sơn Đông-đoạn qua xã Tơ Tung (huyện Kbang). Ảnh: Đức Thụy
Ông Đoàn Hữu Phương: “ATP” được mệnh danh là “túi bom”, “tọa độ lửa”-là 3 điểm ác liệt nhất trên đường Trường Sơn gồm: cua Chữ A, ngầm Tà Lê và đèo Pu-li-nhich. Đã có hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ, dân công hỏa tuyến của ta đã nằm lại tại đây vì máy bay Mỹ liên tục rải bom tọa độ. Những nơi ấy, đoàn xe chúng tôi đều đi qua.

“Đoàn vừa đi vừa mở đường xuyên trong rừng. Địa hình quanh co, nền đất nhão, để đảm bảo cho xe ô tô chở hàng hóa, bộ đội Công binh phải chặt hạ cây rừng làm đường “rong-đanh”: kết các cây gỗ đường kính 10-15 cm lại thành bè và đặt theo phương ngang để xe chạy không bị sụt lún. “Xe gần như không còn phanh chân vì hệ thống dây tiêu dẫn dầu dưới gầm đã đứt hết. Tài xế chỉ dùng phanh tay và cài số 1, 2; tốc độ di chuyển 5-10 km/giờ nhưng vẫn xóc ghê lắm. Có lần người dân địa phương xin đi nhờ xe cho đỡ mệt nhưng chỉ ngồi được mấy phút chịu không nổi, đành xin xuống xe… đi bộ”-ông Phương kể.

Mặc dù trên danh nghĩa là vùng an toàn nhưng máy bay địch vẫn bắn phá. Bộ đội Công binh vì thế vẫn phải làm “đường kín” để đảm bảo an toàn, bí mật cho con đường. “Những quãng trống, anh em hạ cây, kết thành mái che, bên trên phủ đầy phong lan rừng để ngụy trang. Mỹ thường thả “bom dây”-loại bom được gắn với sợi dây móc lơ lửng trên cây, chẳng may va phải, bom sẽ phát nổ. Nhiều cán bộ, chiến sĩ của ta vướng “bom dây” bị cắt cụt chân, tay”-ông Phương hồi nhớ.

Phục vụ lái xe trên tuyến đường này 1 năm, tổ chức điều động ông Phương về tiếp quản phương tiện thu được của địch sau chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh. Tây Nguyên giải phóng, ông về công tác tại Ban Giao-Vận Kon Tum. Năm 1975, 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum sáp nhập, ông công tác tại Sở Giao thông-Vận tải tỉnh Gia Lai-Kon Tum. Đến năm 1991, khi chia tách tỉnh, ông Phương ở lại công tác tại Sở Giao thông-Vận tải tỉnh Gia Lai đến khi về hưu.

Sau giải phóng, tuyến đường từ Binh trạm 44 đi Thăng Bình được nâng cấp thành một phần của quốc lộ 14E. Đây là một trong những tuyến giao thông quan trọng kết nối 2 đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 1A, góp phần tạo nên sức sống mới cho quê hương xứ Quảng anh hùng.

 

LÊ HÒA

Có thể bạn quan tâm

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.