Kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2023):

Dương Nỗ - ngôi làng 'nuôi dưỡng' thời niên thiếu Chủ tịch Hồ Chí Minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tối 16.5, làng Dương Nỗ, nơi ghi dấu những tháng năm Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình đã về sống và học tập từ năm 1898 - 1900, đã khai mạc lễ hội làng và tri ân, tưởng nhớ Bác Hồ.

TỰ HÀO ĐÃ "NUÔI DƯỠNG" BÁC HỒ

Làng Dương Nỗ (nay thuộc xã Phú Dương, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế), cách trung tâm TP.Huế 7 km, tọa lạc bên dòng sông Phổ Lợi, hình thành trong quá trình nam tiến của người Việt. Đến thời vua Lê Thánh Tông (1471), ngôi đình đã được xây dựng bề thế, uy nghi bên dòng sông Phổ Lợi để tưởng nhớ tiền nhân. Đây cũng là làng quê hội đủ các yếu tố đặc trưng của ngôi làng truyền thống người Việt với "cây đa - bến nước - sân đình", đã trở thành cội nguồn lịch sử, truyền thống văn hóa nuôi dưỡng tâm hồn cao đẹp của bao thế hệ người VN.

Trong cái nắng đầu hè rực rỡ, người dân làng Dương Nỗ đang náo nức tổ chức lễ hội làng quê với niềm tự hào nơi Bác Hồ từng sinh sống thuở thiếu thời. Lễ hội làng Dương Nỗ lần đầu tiên được tổ chức nhân kỷ niệm 133 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2023).

Nhà lưu niệm thời niên thiếu Bác Hồ tại cụm di tích quốc gia đặc biệt làng Dương Nỗ. Ảnh: Tư liệu

Nhà lưu niệm thời niên thiếu Bác Hồ tại cụm di tích quốc gia đặc biệt làng Dương Nỗ. Ảnh: Tư liệu

Theo tư liệu lịch sử của Bảo tàng Hồ Chí Minh, năm 1898, ông Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) được ông Nguyễn Sĩ Độ mời về nhà dạy học (tại làng Dương Nỗ). Hai anh em Bác là ông Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung cùng theo cha về đây, vừa để đỡ gánh nặng kinh tế gia đình cho bà Loan, và cũng để ông Sắc có điều kiện dạy học cho hai con đã đến tuổi học chữ.

Về cư ngụ nơi làng Dương Nỗ, gia đình ông Sắc được gia đình ông Độ giao cho ngôi nhà tranh ba gian hai chái làm chỗ ở cho ông và hai con, đồng thời cũng là nơi ông Sắc mở lớp dạy học. Tại ngôi nhà này, Nguyễn Sinh Cung và anh trai Nguyễn Sinh Khiêm được chính người thầy và cũng là người cha của mình khai tâm bằng những bài học chữ Hán đầu tiên. Chữ "Nhân", chữ "Nghĩa" như một lời răn dạy về đạo đức làm người. Hai năm theo học cùng cha tại đây, Nguyễn Sinh Cung tiếp thu rất nhanh, trở thành cậu học trò thông minh xuất sắc của lớp. Những kiến thức mà Người tiếp thu được trong thời gian này là nền móng vững chãi cho sự phát triển học vấn về sau.

Hơn 10 năm sống ở làng Dương Nỗ, một làng quê yên ả, thanh bình, giàu truyền thống văn hóa, Nguyễn Sinh Cung có điều kiện hòa nhập với đời sống cộng đồng làng xã, được đùm bọc bởi tình cảm yêu thương chan hòa, nhân hậu và bao dung của những người dân quê chất phác, thủy chung, được chứng kiến cuộc sống lao động cần cù của những người nông dân mộc mạc. Chính những điều này đã góp phần hình thành nên tình yêu quê hương đất nước sâu nặng của Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

Đình làng Dương Nỗ được Bộ VH-TT công nhận di tích văn hóa nghệ thuật cấp quốc gia ngày 23.12.1995. Nhà lưu niệm Bác Hồ ở Dương Nỗ cùng hệ thống di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên-Huế được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt ngày 31.12.2020 (gồm 4 di tích đã được xếp hạng quốc gia trước đây là: Nhà lưu niệm Bác Hồ ở đường Mai Thúc Loan, Địa điểm Trường Quốc Học Huế, Nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Dương Nỗ, và Đình làng Dương Nỗ).

HÌNH THÀNH LỄ HỘI HẰNG NĂM

Lễ hội làng Dương Nỗ được tổ chức từ ngày 16 - 18.5, tại cụm di tích quốc gia đặc biệt ở làng Dương Nỗ, với nhiều hoạt động như: nghi thức rước và dâng hoa sen lên Chủ tịch Hồ Chí Minh, hội đua trải truyền thống trên sông Phổ Lợi, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực… Lễ hội sẽ là hành trình trải nghiệm đặc biệt cho người dân và du khách về với di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần gắn kết giữa di tích với cộng đồng, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản, đồng thời gắn với phát triển du lịch.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên-Huế, cho biết lễ hội làng Dương Nỗ lần đầu tiên tổ chức tại ngôi làng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về sống và học tập thời niên thiếu từ năm 1898 - 1900, trong tương lai đây sẽ là lễ hội được tổ chức thường niên vào đúng dịp sinh nhật Bác, ngày 19.5 để tưởng nhớ, tri ân những cống hiến, hy sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh với đất nước, với dân tộc, đồng thời là tình cảm thiết tha của nhân dân Thừa Thiên-Huế đối với Bác Hồ kính yêu.

"Nếu Nghệ An là quê hương, nơi Người được sinh ra và sống những năm tháng đầu đời, thì Thừa Thiên-Huế lại là nơi Người lớn lên, đi học, trưởng thành và tham gia các hoạt động yêu nước trong những năm đầu thế kỷ 20. Làng Dương Nỗ đã trở thành một địa danh không thể thiếu trong dấu ấn của Người tại Thừa Thiên-Huế, những tên đất, tên làng như Đình làng, Am bà, Bến Đá, ngôi nhà Người đã sống và bắt đầu đi học đã khắc sâu trong tâm tưởng của Người lúc sinh thời, ngày nay trở thành những di sản vô giá của nhân dân xứ Huế", ông Phan Thanh Hải cho biết.

Lễ hội làng Dương Nỗ khai mạc tối 16.5, với chương trình nghệ thuật mang chủ đề Dương Nỗ - Hành trình tháng Năm - Hồ Chí Minh - Sáng mãi niềm tin với các tiết mục nghệ thuật hát, múa ca ngợi Đảng, Bác Hồ, niềm tin quê hương đất nước phát triển giàu đẹp do các diễn viên, nghệ sĩ các đoàn nghệ thuật tại Huế thực hiện.

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...
Chạm đến ước mơ bằng tình thương

Chạm đến ước mơ bằng tình thương

“Tạo hóa không sinh ra ai để sống những tháng ngày vô nghĩa. Dù chào đời không nhìn thấy ánh sáng, nhưng tôi tin rằng, bằng tình yêu thương, niềm tin và hy vọng, một ngày tôi sẽ chạm đến ước mơ của riêng mình”. Đó là chia sẻ của Nghiêm Vũ Thu Loan, Chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).