Đường đi mới nhất và lời cảnh tỉnh từ siêu bão Mawar

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Bão Mawar đã suy yếu và đang di chuyển chậm ra khỏi Philippines, theo bản tin dự báo thời tiết 23h ngày 31.5.
Dự báo đường đi của bão Mawar (Betty) từ 8 giờ tối 31.5 đến 8 giờ tối 2.6.2023. Ảnh: PASAGA

Dự báo đường đi của bão Mawar (Betty) từ 8 giờ tối 31.5 đến 8 giờ tối 2.6.2023. Ảnh: PASAGA

Cục Quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) cho biết trong bản tin dự báo thời tiết 23h ngày 31.5, bão Mawar (Philippines gọi là Betty) cách Itbayat, Batanes 450 km về phía đông bắc, hoặc trên biển phía đông Đài Loan (Trung Quốc). Đài Loan nằm trong khu vực trách nhiệm (PAR) của Philippines do có vị trí gần Batanes.

Bão tiếp tục di chuyển về phía bắc hoặc ra khỏi Luzon, nhưng tốc độ chậm lại một chút, mỗi giờ đi được từ 10-15 km. Bão có sức gió tối đa 120 km/h, giật lên tới 150 km/h.

Bão Mawar không đổ bộ vào Philippines, nhưng vẫn ảnh hưởng đến Bắc Luzon, gây mưa lớn.

Theo các nhà hoạt động, bão Mawar - siêu bão dữ dội bất thường đã tấn công đảo đảo Guam của Mỹ và ảnh hưởng Philippines trước khi hướng tới Đài Loan và miền nam Nhật Bản - cho thấy Philippines đang trong “tình trạng khẩn cấp liên tục về khí hậu.

Ngư dân huyện Yilan buộc chặt thuyền khi bão Mawar đến gần Đài Loan (Trung Quốc). Ảnh: AP

Ngư dân huyện Yilan buộc chặt thuyền khi bão Mawar đến gần Đài Loan (Trung Quốc). Ảnh: AP

Trong một tuyên bố được đưa ra hôm 29.5, tổ chức Hòa bình Xanh Quốc tế (Greenpeace International) đã yêu cầu các công ty nhiên liệu hóa thạch chịu trách nhiệm về các hiện tượng thời tiết cực đoan đang gia tăng trên toàn thế giới và bồi thường thiệt hại cho các tác động của khí hậu.

Cơn bão đã khiến đảo Guam bị ngập lụt và mất điện trong nhiều ngày, đồng thời khiến người dân Philippines phải sơ tán và ban hành cảnh báo thời tiết khắc nghiệt.

Mawar là cơn bão mạnh nhất trong năm cho đến nay và là cơn bão mạnh nhất ở Bắc bán cầu từng được ghi nhận trong tháng 5.

“Philippines đang trong tình trạng khẩn cấp liên tục về khí hậu” - nhà vận động của Tổ chức Hòa bình Xanh Philippines, ông Jefferson Chua cho biết.

“Siêu bão đã trở thành điều bình thường mới của chúng ta, bên cạnh những tác động lâu dài hơn như hạn hán, mực nước biển dâng và cạn kiệt tài nguyên” - ông Chua nói.

Philippines, được coi là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bão trên thế giới, đã phải đối mặt với trung bình 20 cơn bão mỗi năm.

Mặc dù bão là một hiện tượng tự nhiên và sự hình thành cũng như cường độ bão tùy thuộc vào sự kết hợp phức tạp của các kiểu thời tiết, thì ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy nước biển nóng lên nhanh chóng vì khủng hoảng khí hậu do con người gây ra đang dẫn đến các cơn bão dữ dội và thường xuyên hơn.

Mawar, suy yếu trong một thời gian ngắn khi đổ bộ vào đảo Guam ngày 24.5, đã mạnh lên thành một siêu và đe dọa gây gián đoạn lớn đối với các khu vực của quần đảo Philippines vốn đã bị bão tàn phá liên tục trong những năm gần đây.

Sáu năm qua, Philippines hứng chịu 14 cơn siêu bão. Các tác động khí hậu gây ra tổn thất và thiệt hại ước tính khoảng 10 tỉ USD từ năm 2010 đến năm 2020, theo các quan chức Philippines.

Mặc dù cường độ của cơn bão giảm dần khi tiến gần hơn đến Philippines trong tuần này, song hàng nghìn người ở các khu vực ven biển đã được sơ tán, trường học đóng cửa, các chuyến bay bị tạm dừng và cảnh báo thủy triều được đưa ra.

Nước sông Hagatna tràn bờ và lấn vào bãi đậu xe ở Hagatna, Guam, ngày 25.5.2023, sau hậu quả của bão Mawar. Ảnh: AP

Nước sông Hagatna tràn bờ và lấn vào bãi đậu xe ở Hagatna, Guam, ngày 25.5.2023, sau hậu quả của bão Mawar. Ảnh: AP

Lời cảnh tỉnh

Ông Chua cho biết: “Trên toàn thế giới, những cộng đồng ít chịu trách nhiệm nhất và ít có khả năng đối phó nhất lại là những người phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng tồi tệ”.

“Họ không chỉ phải chịu gánh nặng chuẩn bị cho các tác động leo thang mà còn phải đối phó với sự lo lắng về một tương lai không chắc chắn”.

“Nhưng ngay cả khi các cộng đồng đang cố gắng hết sức để đảm bảo tương lai của chính mình, họ vẫn bị tước quyền vì sự cố tình không hành động của những người có trách nhiệm thay đổi nhất”.

Ông nói thêm: “Bão Mawar, giống như tất cả siêu bão khác trước đó, là một cảnh báo rõ ràng và là lời nhắc nhở rằng các nhà khoa học dự đoán mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều”.

Tổ chức Hòa bình Xanh cho rằng chính phủ Philippines phải yêu cầu các công ty nhiên liệu hóa thạch bồi thường tổn thất và thiệt hại.

“Các công ty nhiên liệu hóa thạch chịu trách nhiệm về phần lớn lượng khí thải carbon, góp phần lớn vào cuộc khủng hoảng khí hậu. Các công ty này vẫn đang tìm cách mở rộng hoạt động, làm trầm trọng thêm tác động của biến đổi khí hậu, ngay cả khi họ thu được lợi nhuận khổng lồ từ sự đau khổ của người dân chúng ta” - ông Chua nói.

Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí One Earth, cho biết 21 công ty dầu khí và than đá lớn nhất dự kiến gây thiệt hại 5,4 nghìn tỉ USD cho GDP trong giai đoạn 2025-2050, tương đương 209 tỉ USD mỗi năm, dựa trên tỉ lệ phát thải từ 1988-2022.

Nghiên cứu nhấn mạnh rằng các công ty này phải chịu trách nhiệm đáng kể về các chi phí liên quan đến tác hại của khí hậu.

“Thế giới không nên để những tội ác khí hậu này tiếp diễn; thủ phạm phải chịu trách nhiệm và phải bồi thường” - ông Chua nói.

Các quốc gia và vùng lãnh thổ ven biển trong khu vực đang phải đối mặt với các mối đe dọa từ nhiều mặt khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên, bao gồm mực nước biển dâng, tần suất, cường độ hạn hán và bão ngày càng tăng, axit hóa đại dương và hậu quả là thiệt hại đối với các rạn san hô và nghề cá.

Năm ngoái, tại hội nghị khí hậu thường niên COP27 của Liên Hợp Quốc, được tổ chức tại Sharm El-Sheikh của Ai Cập, các quốc gia đã đồng ý thành lập quỹ bồi thường tổn thất và thiệt hại cho các quốc gia dễ bị tổn thương như Philippines và các đảo quốc Thái Bình Dương.

Có thể bạn quan tâm

Tây Ban Nha điều thêm 2.500 binh lính để tìm kiếm thi thể và khắc phục hậu quả sau lũ

Tây Ban Nha điều thêm 2.500 binh lính để tìm kiếm thi thể và khắc phục hậu quả sau lũ

(GLO)- Ngày 5-11, Tây Ban Nha điều thêm 2.500 binh lính đến miền Đông nước này, nơi mà bị ảnh hưởng nặng nề do lũ quét để tăng cường nỗ lực tìm kiếm thi thể và dọn dẹp đống đổ nát. Trong khi đó, các quan chức Tây Ban Nha hiện đang có nhiều tranh cãi về cách xử lý và việc chậm trễ trong cứu trợ.

Miền Bắc chưa lạnh, Biển Đông sắp đón bão số 7

Miền Bắc chưa lạnh, Biển Đông sắp đón bão số 7

Dự báo thời tiết cho biết những ngày đầu tháng 11 có liên tiếp các đợt không khí lạnh từ phía bắc tràn về. Hôm nay theo dự báo, Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung sẽ rét trở lại. Thế nhưng thực tế, những người thích không khí lạnh đặc trưng của miền Bắc chưa cảm nhận được điều này.