Đường 250 tỉ nứt toác lợn chui lọt sau mưa, sao lại định vá víu bằng xi măng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Báo cáo của Ban quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông Vận tải - Bộ GTVT) cho biết, việc đường tránh qua thị trấn Chư Sê (huyện Chư Sê, Gia Lai) bị sụt lún là do ảnh hưởng của bão số 3 và 4. Trong khi đó, theo các kỹ sư cầu đường thì việc đổ lỗi đường hỏng do thời tiết là không xác đáng.
Ngày 6/9, Ban quản lý dự án 6 đã có văn bản gửi Bộ GTVT về việc đường tránh qua thị trấn Chư Sê bị sụt lún nghiêm trọng.
Báo cáo cho biết, thời quan qua khu vực Tây Nguyên xảy ra mưa lớn, đặc biệt do ảnh hưởng của bão số 3 và 4 (từ ngày 23/8 đến 3/9) kéo dài gây thiệt hại, hư hỏng khoảng 130m ở đường tránh qua thị trấn Chư Sê (đoạn km10+200 – km10+300).
Sau khi xuất hiện tình trạng hư hỏng, ngày 3/9, Ban quản lý dự án 6 đã có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức phối hợp triển khai công tác đảm bảo an toàn giao thông, đồng thời huy động hội đồng chuyên gia, lực lượng cán bộ có trách nhiệm đến hiện trường để kiểm tra, xem xét, đánh giá hiện trạng, nguyên nhân để đề ra giải pháp khắc phục.
Kết quả, về hiện trạng hư hỏng, trên phạm vi chiều dài 130m xảy ra hiện tượng sụt lún nền mặt đường theo phương thẳng đứng. Bề rộng vết nứt rộng nhất khoảng 20cm, đặc biệt đoạn km 10+260- km10+300 cao độ mặt đường bị lún theo phương thẳng đứng khoảng 60cm đến 80cm, không có hiện tượng đẩy trồi sang hai bên kia hông phạm vi phía mái chân taluy.
Ngoài 130m bị hư hỏng nói trên, qua kiểm tra tổng thể về chất lượng mặt đường, các phạm vi còn lại trên dự án vẫn ổn định, đảm bảo yêu cầu.
 
Ban quản lý dự án 6 báo cáo việc đường bị nứt toác do thời tiết
Ban Quản lý dự án 6 yêu cầu đơn vị tư vấn thiết kế khẩn trương khảo sát bổ sung về địa hình, khoanh vùng vùng bị ảnh hưởng để tiến hành khoan khảo sát địa chất và tính toán thủy văn khu vực bị ảnh hưởng nhằm đánh giá chính xác nguyên nhân gây ra hư hỏng, cũng như đánh giá chất lượng thi công đất đắp nền đường, tiến độ yêu cầu hoàn thành trước ngày 18/9. Sau khi có báo cáo kết quả khảo sát bổ sung của đơn vị tư vấn thiết kế, Ban Quản lý dự án 6 sẽ báo cáo Bộ GTVT xem xét, chấp thuận giải pháp xử lý.
Theo ghi nhận của phóng viên, ngoài những vị trí đường mới bị nứt toác mà báo Tiền Phong phản ánh, nhiều vị trí khác trước đó đã bị hỏng được gia cố lại bằng xi măng. Theo như một kỹ sư cầu đường, việc “sửa đường” theo cách này chỉ mang tính tạm bợ, không khoa học.
Bởi, về nguyên tắc, điểm bị hỏng phải được đào rộng ra, sau đó đắp đất từng lớp đảm bảo độ chặt theo yêu cầu, sau đó mới thi công phần móng cấp phối đá dăm và bê tông nhựa như mặt đường hiện trạng. Phương án thứ 2 có thể đổ bê tông mắc cao bên dưới nền đường và rải lớp bê tông nhựa bên trên theo đúng kết cấu mặt đường cũ.
 
Những vị trí bị hỏng trên đường 250 tỉ được xử lý bằng xi măng
"Việc đường sụt lún mà đổ lỗ do thời tiết là không xác đáng, vì trước khi làm đường, đơn vị tư vấn thiết kế, cơ quan thẩm định phải xem xét tính toán hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công kỹ lưỡng trước khi triển khai dự án" - Vị kỹ sư nói.
Trước đó Tiền Phong đã đưa tin: Đoạn đường tránh qua thị trấn Chư Sê (huyện Chư Sê) có kinh phí gần 250 tỉ đồng do Ban Quản lý dự án 6 làm chủ đầu tư, chiều dài hơn 10,8km, khởi công từ giữa tháng 5/2018 và mới hoàn thành vào tháng 6/2019. Tuy nhiên, chỉ sau vài trận mưa, nhiều vị trí đã bị sụt lún nghiêm trọng. 
Tiền Lê (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Bùng binh ngã ba Diệp Kính trước đây là vị trí đặt cột mốc Pleiku 0 km. Ảnh: H.N

Dấu ấn đô thị Pleiku nhìn từ cột mốc số 0

(GLO)- Nhiều người cho rằng khi nhà thơ Vũ Hữu Định viết về phố núi “đi dăm phút đã về chốn cũ” là ông lấy cột mốc Pleiku 0 km (cột mốc số 0) làm điểm khởi đầu. Vậy cột mốc này nằm ở vị trí nào, vì sao đến nay không còn xuất hiện trên bản đồ dù nó vẫn “sống” trong ký ức nhiều người?

Quảng Ninh sẽ có thành phố thứ 6

Quảng Ninh sẽ có thành phố thứ 6

Theo quy hoạch, Quảng Yên sẽ trở thành thành phố thứ 6 của Quảng Ninh vào năm 2025. Hiện Quảng Ninh có 5 thành phố gồm: Hạ Long, Uông Bí, Đông Triều, Cẩm Phả, Móng Cái, trong đó TP Đông Triều được thành lập vào cuối năm 2024.

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19: Nhiều bất cập cần xử lý trước khi bàn giao đưa vào sử dụng

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19: Nhiều bất cập cần xử lý trước khi bàn giao đưa vào sử dụng

(GLO)- Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19 đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai) về cơ bản đã hoàn thành và chuẩn bị bàn giao đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, đoạn tuyến qua địa bàn huyện Đak Đoa vẫn còn nhiều điểm bất cập chưa được xử lý triệt để.