Đưa tiệc nhẹ và show thực cảnh vào hang: Chuyên gia khuyến cáo gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khai thác du lịch bền vững không chỉ tạo ra giá trị kinh tế, mà còn mang lợi ích trực tiếp cho cộng đồng. Để làm được điều đó, đơn vị vận hành cần đảm bảo các quy tắc về bảo tồn và phát triển.

Sân khấu biểu diễn có thể tháo rời trong hang Ngọc Rồng.
Sân khấu biểu diễn có thể tháo rời trong hang Ngọc Rồng.

Tỉnh Quảng Ninh, thành phố Cẩm Phả và tập đoàn APC đã giới thiệu sản phẩm du lịch mới: Trải nghiệm ẩm thực và xem show thực cảnh trong hang Ngọc Rồng, thuộc di tích tích cấp tỉnh Vũng Đục.

Sản phẩm du lịch mới này vừa được ra mắt vào ngày 4/6 và được các chuyên gia thảo luận vào sáng 5/6 tại hội thảo “Công nghiệp văn hóa - Động lực xanh cho không gian hang động” do Trung tâm Thông tin UNESCO – Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam tổ chức.

Trải nghiệm trong hang 4.000 tuổi

Theo báo cáo khảo sát địa chất, Hang Ngọc Rồng (tên cũ là Hang Dơi do có nhiều dơi sinh sống) có tuổi đời hơn 4.000 năm. Diện tích hang lên đến hơn 4.000m2, nơi cao nhất 15,8m, dài 310m.

Nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, Tập đoàn APC đã tổ chức hai show diễn thực cảnh “Đi tìm dấu ngọc” và “Truyền thuyết hang Ngọc Rồng”, khai thác truyền thuyết về vùng biển Đông Bắc, văn hóa đạo Mẫu, lịch sử địa phương như chuyện tìm lửa của người Sán Dìu, lịch sử Quảng Ninh…

Toàn cảnh không gian rộng nhất của hang.
Toàn cảnh không gian rộng nhất của hang.

Theo ông Ngô Phước Linh, đại diện bộ phận phát triển tại APC, cho biết sân khấu không gắn liền vào mặt hang và có thể tháo gỡ khi cần thiết. Sàn đi lại được ghép từ các miếng gỗ lớn, cách mặt hang để tránh tác động trực tiếp.

Các món ăn đại phương và đặc trưng của vùng có chả mực Cô Tô, hàu Vân Đồn, cá vược nướng, gà Tiên Yên… Theo chia sẻ của tỉnh và ban tổ chức, các hoạt động nấu ăn, hậu cần được thực hiện ở ngoài hang, sau đó đem vào trong phục vụ thực khách.

Ông Nguyễn Lâm Nguyên - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh nhận xét đây là ý tưởng táo bạo và mới nhưng có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong quá trình vận hành, thành phố Cẩm Phả đã tham vấn các sở ban ngành để cho ý kiến về bảo tồn giá trị di sản cũng như phát triển sản phẩm mới.

Nhận định về sản phẩm du lịch mới, bà Nguyễn Thị Bích Thương, Phó trưởng Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin thành phố Cẩm Phả, cho biết cơ quan thành phố hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện tốt công tác giữ gìn giá trị di tích, đánh giá tác động môi trường, xin ý kiến các nhà chuyên gia về văn hóa, thực hiện các thủ tục về phòng chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm…

“Nếu di sản đóng cửa để đó thì thiên nhiên cũng sẽ hủy hoại dần hang. Vì vậy nếu doanh nghiệp thực hiện tốt theo quy định nhà nước và đảm bảo hoạt động tại đây thì sẽ thu hút du khách, thu về lợi nhuận để tái đầu tư cho nơi đây,” bà Thương nhận xét.

Theo cơ quan quản lý địa phương, hang Ngọc Rồng có lịch sử được khai thác làm hoạt động du lịch từ năm 1999, nhưng sau một thời gian dài hoạt động không hiệu quả nên được chính quyền thành phố tiếp quản lại. Năm 2025, APC trở thành đơn vị vận hành hang,

Với sản phẩm du lịch mới, nơi đây được định vị để trở thành điểm nhấn du lịch mới, giúp kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch tại địa phương, đồng thời trở thành điểm đến trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế đêm tại Quảng Ninh.

Chuyên gia đưa khuyến cáo về môi trường

Song song với việc phát triển sản phẩm du lịch mới, mang lại lợi ích kinh tế, giá trị xanh, yếu tố phát triển bền vững cũng được các chuyên gia cân nhắc.

Tại hội thảo, Tiến sỹ Đỗ Trần Phương - Phó trưởng Khoa Du lịch Đại học Văn hóa cho biết về cơ bản, du lịch hang động có một số hình thức trải nghiệm đáng nghiên cứu: Một là tham quan, hai là khám phá hang động gắn với khảo cổ học, ba là tham quan trải nghiệm gắn với sự kiện lịch sử và di tích lịch sử, 4 là hang động du lịch tâm linh… Loại mới là tour xem show thực cảnh và tiệc nhẹ trong hang.

Tiến sỹ Đỗ Trần Phương (cầm mic), Tiến sỹ Lư Thị Thanh Lê tại hội thảo.
Tiến sỹ Đỗ Trần Phương (cầm mic), Tiến sỹ Lư Thị Thanh Lê tại hội thảo.

Để ứng dụng công nghiệp văn hóa trong phát triển du lịch bền vững, ông nêu ra 3 từ khóa khác cho các sản phẩm du lịch: Chân, thiện và mỹ.

Chân là tuân thủ quy định pháp luật, quy tắc bảo tồn, thực hiện đúng cam kết về vận hành. Thiện là mang lại lợi ích cho du khách, tạo sinh kế cho địa phương và cho doanh nghiệp. Mỹ là tạo được cảm xúc tốt đẹp cho du khách về địa phương, tạo cảm hứng cho việc tiếp tục phát triển công nghiệp văn hóa cho du lịch.

Tiến sỹ Đỗ Trần Phương cũng nhấn mạnh việc coi di sản và giá trị văn hóa như tài sản, lấy đó làm động lực xanh để phát triển một cách bền vững.

Tiến sỹ Lư Thị Thanh Lê cho rằng cùng với UNESCO, các đơn vị tổ chức cần kết nối với cộng đồng địa phương, đảm bảo di sản vẫn là niềm tự hào của họ bên cạnh việc cân nhắc các yếu tố môi trường, các hoạt động kinh doanh không gây hại đến hệ sinh thái.

Theo đó, các đơn vị khai thác cần tham khảo ý kiến chuyên gia để có những quyết định tốt nhất trong quá trình vận hành, cân nhắc toàn diện về các khía cạnh phát triển văn hóa, xã hội và môi trường, “tôi tin doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm văn hóa đặc sắc, góp phần bảo tồn di sản và tạo niềm tự hào cho cộng đồng địa phương,” bà Lê nhận định.

Nói về hoạt động du lịch mới tại hang Ngọc Rồng, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng nhận định có thái độ thận trọng là đúng, nhưng không nên quá câu nệ và cần nhìn một cách thấu đáo bối cảnh.

“Vùng lõi di sản là vịnh Hạ Long chúng ta bảo tồn nghiêm ngặt là đúng, nhưng những vùng phụ cận khi thác như thế nào để vừa tôn vinh di sản vừa đem lại nguồn thu chính đáng (và không hề nhỏ), tạo điểm nhấn du lịch một cách mạnh mẽ, bền vững và chuẩn chỉ là những gì chúng ta cần nhìn nhận. Chúng ta cần một cái nhìn, một cách nghĩ mở và tất nhiên luôn thận trọng, kiên định nguyên tắc bảo tồn”.

Theo Minh Anh (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Du lịch bứt tốc dẫn đầu khu vực

Du lịch bứt tốc dẫn đầu khu vực

Sau khi bỏ xa "đối thủ" Thái Lan trên đường đua hút khách Trung Quốc, VN tiếp tục bứt tốc vươn lên trở thành điểm đến đạt mức tăng trưởng khách du lịch quốc tế cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Bình yên Cù Lao Xanh

Bình yên Cù Lao Xanh

(GLO)- Xã Nhơn Châu, hay như dân gian quen gọi Cù Lao Xanh, là một trong những hòn đảo vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, nằm cách trung tâm Quy Nhơn khoảng 24 km về phía Đông.

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Những ngày qua, sau khi phim “Lật Mặt 8” mang tên “Vòng tay nắng” với những cảnh quay tại Khu du lịch Bàu Trắng (huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) khởi chiếu tại các rạp thì ngày càng có nhiều người đến check-in hơn với các địa danh được nhắc đến trong phim.

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Với đường bờ biển dài đến 189 km, trải dọc từ vịnh Xuân Đài ở phía Bắc đến Hòn Nưa nơi cực Nam, Phú Yên sở hữu kho tàng thiên nhiên biển đảo phong phú và quyến rũ, là điểm đến hấp dẫn trong mùa hè cho những ai yêu thích vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng và chân thực.

Đa dạng tour hè

Đa dạng tour hè

Với bờ biển trải dài, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, ẩm thực đa dạng, phong phú, Bình Định đã trở thành điểm đến lý tưởng thu hút khách đến trong mùa hè. Để khách hàng dễ dàng tìm thấy lựa chọn phù hợp khi đến với “thiên đường biển”, nhiều doanh nghiệp lữ hành đã làm mới, đa dạng sản phẩm, đưa ra nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn.
Bánh hoa mai kẹp hạt

Bánh hoa mai kẹp hạt

Cơ sở sản xuất ngũ cốc, trà hoa Cô Ba Bình Định (phường Hoài Hảo, TX Hoài Nhơn) hiện cung ứng ra thị trường dòng sản phẩm mới mang tên bánh hoa mai kẹp hạt, được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị tự nhiên, bổ dưỡng.
Cá đá sông Côn

Cá đá sông Côn

Người dân ở vùng núi huyện Vĩnh Thạnh vẫn gìn giữ một món ăn giản dị mà đậm đà bản sắc - cá đá nướng cuốn lá rừng. Cá đá là loài cá nhỏ sống trong các khe suối, ghềnh đá, nơi nước chảy xiết, trong vắt. 
Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

null