Du lịch xanh và an toàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Để có một kế hoạch khả thi phục hồi du lịch, đầu tiên phải đánh giá đúng thực trạng, xem ngành du lịch Việt Nam đang ở đâu, bị tác động như thế nào, từ đó mới đưa ra giải pháp.
Nhiều người đã nói về khó khăn, tổn thất của ngành du lịch. Có người còn đưa ra hình ảnh ngành du lịch đã "chạm đáy". Ở phạm vi quản lý nhà nước, giải pháp mà Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) đưa ra là tập trung triển khai các quỹ với hình thức linh hoạt, thích ứng, cùng với các địa phương để tìm ra các nguồn lực, tập trung huy động và xây dựng các kịch bản phát triển.

Củ Chi (TP HCM)
Củ Chi (TP HCM)
Từ quan điểm đó, chúng tôi đi vào các hướng chính. Thứ nhất, ưu tiên du lịch nội địa, coi phục hồi du lịch nội địa là cơ sở phát triển lại du lịch.
Thứ hai, cùng các địa phương thiết kế lại sản phẩm du lịch mang đặc trưng và phù hợp với tình hình. Nếu bây giờ chúng ta vẫn giữ các sản phẩm du lịch như trước đây thì chưa thích ứng được tình hình dịch bệnh hiện tại. Chính phủ yêu cầu phải an toàn và chuyển biến linh hoạt. Trong bối cảnh chúng ta đang kiểm soát dịch bệnh thì mong muốn đi du lịch và khởi động lại du lịch phải theo hướng xanh và an toàn. Sản phẩm du lịch được thiết kế trọn gói tại các điểm đến an toàn, trên cơ sở nhu cầu của khách, hướng đến gần gũi thiên nhiên, văn hóa vùng miền, tập trung các tỉnh, địa bàn đang xanh, kiểm soát được dịch bệnh.
Thứ ba, phải đồng hành với doanh nghiệp, kiến nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp du lịch, trong đó có chính sách cụ thể mà Chính phủ đã ban hành nay tiếp tục được thực hiện như giảm tiền điện cho các sơ du lịch, giảm tiền ký quỹ cho các công ty lữ hành, gói tín dụng trong tổng thể chung doanh nghiệp để doanh nghiệp du lịch tiếp cận với nguồn lực này. Bên cạnh đó, cùng doanh nghiệp xem xét ổn định nguồn nhân lực để không bị đứt gãy. Phải tổ chức tập huấn, đào tạo, có chính sách thu hút lao động trở lại ngành...
Thứ tư, số hóa, ứng dụng công nghệ. Đây là yêu cầu có tính chất bắt buộc. Cần xây dựng ứng dụng (app) cung cấp dịch vụ cho du khách lựa chọn thay vì phải tìm đến doanh nghiệp lữ hành thì họ tự tìm đến trên không gian số. Đây là hướng đi trong tương lai cần phải tập trung.
Chúng tôi đang cố gắng tái khởi động và phục hồi du lịch nội địa, tính toán đến thị trường khách quốc tế. Hiện nay, Bộ Chính trị, Chính phủ đã đồng ý về chủ trương giao cho Bộ VH-TT-DL và các bộ, ngành liên quan như : Ngoại giao, Giao thông Vận tải… xây dựng kịch bản mở cửa lại thị trường đón khách thí điểm ở Phú Quốc. Sau khi thí điểm, sẽ xem xét nhân rộng thị trường đối với những địa bàn có thể bảo đảm an toàn. Đây là những yêu cầu trong thời gian tới.
Với những định hướng cơ bản nêu trên, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ VH-TT-DL cùng UBND các tỉnh, thành sẽ triển khai và hy vọng du lịch sẽ được phục hồi trong điều kiện an toàn, linh hoạt của bối cảnh bình thường mới, góp phần cùng cả nước phục hồi nền kinh tế. 
NGUYỄN VĂN HÙNG (Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Hội chợ triển lãm Chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP có quy mô lớn

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Hội chợ triển lãm Chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP có quy mô lớn

Ban tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 cho biết, Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP năm 2025 sẽ được tổ chức với quy mô lớn, với nhiều hoạt động hấp dẫn.