“Du lịch Gia Lai”-top 5 từ khóa tìm kiếm của người Việt trong năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo danh sách Google Year Search 2024 “Google Một năm tìm kiếm” vừa được công bố, từ khóa “Du lịch Gia Lai” lọt vào top 5 tìm kiếm địa điểm du lịch nội địa.

img-8959.jpg
Núi lửa Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Ảnh: Bi Ly

Danh sách của Google công bố gồm 7 chủ đề: “Xu hướng tìm kiếm chung nổi bật nhất”, “Công cụ AI”, “Phim”, “Du lịch, Concert, “Kỹ năng và “Cách làm”.

Theo đó, trong 10 từ khóa tìm kiếm về chủ đề “Du lịch”, “Du lịch Gia Lai” là từ khóa được người dùng tại Việt Nam tìm kiếm nhiều thứ 5. Vị trí này vượt trên cả lượng tìm kiếm những điểm đến hàng đầu như Đà Lạt, Đà Nẵng, chỉ xếp sau các địa điểm khác trong nước là Vĩnh Hy, Hội An, Cồn Sơn Cần Thơ.

Google nhận định, các điểm trong danh sách tìm kiếm cho thấy người dùng ngày càng quan tâm đến du lịch trong nước, phản ánh tiềm năng tăng trưởng của ngành du lịch Việt Nam. Xu hướng tìm kiếm các địa điểm là nơi có cảnh quan tự nhiên đặc sắc, mang lại sự bình yên và thư thái. Đây cũng chính thế mạnh của du lịch Gia Lai.

img-8958.jpg
"Du lịch Gia Lai" đứng thứ 5 địa điểm được tìm kiếm nhiều nhất năm 2024

Gia Lai nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung đang là một trong những điểm du lịch mới hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam. Trong năm 2024, Gia Lai đón 1,34 triệu lượt khách (tăng 11,7% so với năm 2023). Tổng thu du lịch ước đạt 890 tỷ đồng. Du lịch Gia Lai đặt mục tiêu đón 1,7 triệu lượt khách trong năm 2025 với doanh thu 950 tỷ đồng.

dscf8103.jpg
Gia Lai đón 1,34 triệu lượt khách trong năm 2024. Ảnh: Hoàng Ngọc

Gia Lai có các danh thắng nổi bật như: Biển Hồ, Biển Hồ trà, hàng thông trăm tuổi, núi lửa Chư Đang Ya, thủy điện Ia Ly, thác 50…; các điểm du lịch tâm linh như chùa Minh Thành, chùa cổ Bửu Minh. Du lịch Gia Lai có các loại hình du lịch sinh thái, trải nghiệm kết hợp thể thao tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng thuộc Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng...

Hằng năm, tỉnh có các lễ hội đặc trưng gắn với di sản văn hóa, thiên nhiên nổi bật như: Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô, lễ hội cỏ hồng Đak Đoa, lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện, Ngày hội văn hóa-du lịch huyện Kbang…

Có thể bạn quan tâm

Ẩm thực truyền thống của người Bahnar đến từ làng du lịch cộng đồng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang). Ảnh: Hoàng Ngọc

Văn hóa "chắp cánh" cho du lịch Gia Lai

(GLO)- Cuộc thi nghề đan lát, dệt thổ cẩm và ẩm thực truyền thống phục vụ du lịch là dịp hội ngộ của những nghệ nhân giỏi tay nghề toàn tỉnh Gia Lai, đồng thời là hành trình khơi dậy kho tàng văn hóa, kết tinh thành sản phẩm quà tặng mang dấu ấn riêng của vùng đất cao nguyên.  

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Sáng 30/4, khu vực trung tâm TPHCM rợp cờ đỏ sao vàng và kín đặc người dân đổ về xem diễu binh, diễu hành. Giữa dòng người reo hò là hình ảnh du khách nước ngoài đội nón tai bèo, quấn khăn rằn, hòa mình vào không khí hào hùng của đại lễ 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước.

Cận kề 30.4, dòng người tranh thủ check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'

Cận kề 30.4, dòng người tranh thủ check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'

Không chỉ bạn trẻ ở TP.HCM, những người trẻ ở tỉnh, thành khác cũng về thành phố để hòa mình vào các hoạt động kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất. Tranh thủ ngày cận kề 30.4, không muốn bỏ lỡ cơ hội nên từ sáng sớm hôm nay dòng người nao nức check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.