Gia Lai: 10 đơn vị nhận bằng khen của Hiệp hội Du lịch Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 10-12, Hiệp hội Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 tại TP. Pleiku. 

img-8494.jpg
Tặng bằng khen của Hiệp hội du lịch Việt Nam cho 10 đơn vị có thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh, tham gia tích cực các hoạt động. Ảnh: Hoàng Ngọc

Hiệp hội Du lịch tỉnh Gia Lai hiện có 93 hội viên chính thức, trong đó 73 hội viên là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, du lịch. Các chi hội trực thuộc gồm Chi hội Đầu bếp, Chi hội Khách sạn và chuẩn bị thành lập Chi hội Hướng dẫn viên. Hoạt động của Hiệp hội du lịch luôn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ liên quan đến các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch tỉnh.

Trong năm 2024, Hiệp hội tham gia hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch tại các sự kiện như: Tuần Văn hóa-Du lịch Phú Yên 2024, Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh, các Hội chợ Du lịch quốc tế, các hội nghị liên kết phát triển du lịch vùng; tham gia các hoạt động do Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức…

Hiệp hội đã đôn đốc hội viên, doanh nghiệp tham gia các lớp bồi dưỡng chuyển đổi số trên lĩnh vực du lịch, trang bị và sử dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động của đơn vị; kết nối, cập nhật thông tin trên cổng thông tin điện tử, cổng thông tin du lịch của tỉnh…

Bên cạnh đó, Hiệp hội đã phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch hỗ trợ một số địa phương đào tạo, tập huấn về du lịch nông thôn; khảo sát đánh giá thực trạng loại hình homestay, farmstay và tiềm năng du lịch nông nghiệp, nông thôn của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, tham vấn cho địa phương xây dựng mô hình khả thi.

dscf5179.jpg
Các thành viên Hiệp hội du lịch tham gia khảo sát du lịch nông thôn tại xã Sơn Lang, huyện Kbang. Ảnh: Hoàng Ngọc

Hội nghị cũng đề ra những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 như: tiếp tục triển khai các chương trình, Nghị quyết về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; bám sát và tập trung triển khai kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh trong năm 2025; tích cực tham gia các hội nghị, hội thảo, hội chợ du lịch để tăng cường xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh; phối hợp và tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức, nghiệp vụ, trình độ tay nghề cho đội ngũ hội viên và hỗ trợ cho một số bà con làm du lịch cộng đồng ở các địa phương trong tỉnh.

Ngoài ra, Hiệp hội đẩy mạnh công tác phát triển hội viên; giới thiệu các chương trình du lịch của doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông; vận động các hội viên lữ hành tích cực kết nối thị trường đưa khách du lịch về tỉnh.

Dịp này, Hiệp hội Du lịch tỉnh kết nạp thêm 10 hội viên mới, trong đó 9 doanh nghiệp và 1 cá nhân; Hiệp hội Du lịch Việt Nam tặng bằng khen cho 10 đơn vị có thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh, tham gia tích cực các hoạt động của Hiệp hội Du lịch, đóng góp tích cực cho sự phát triển của du lịch tỉnh Gia Lai và Du lịch Việt Nam trong năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Huyền thoại thác Drai Măk

Huyền thoại thác Drai Măk

Bắt nguồn từ dòng suối Êa Măk hiền hòa thuộc địa phận buôn Thái, xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk), thác Drai Măk theo tiếng của người Êđê có nghĩa là “thác nước mang tên chàng Măk”.

Du lịch “hành xác”

Du lịch “hành xác”

(GLO)- Đời sống phát triển, ngày càng có nhiều người yêu thích tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá vùng đất mới. Dù vậy, kiểu du lịch “hành xác” với mục tiêu chụp được những bức ảnh đẹp nhất, chạy đua với thời gian để đến được nhiều nơi nhất lại đang khiến nhiều người cạn kiệt năng lượng.

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

(GLO)- Tuy mới đi vào hoạt động song mô hình dịch vụ câu tôm, cua tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) thu hút rất đông người dân và các “cần thủ”. Không chỉ mang tính chất giải trí, người câu còn được thu “chiến lợi phẩm” để thưởng thức. 

Ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai. Ảnh: N.Đ.M

Độc đáo ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai

(GLO)- Nằm dưới chân núi Ơi Phí, buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được biết đến là ngôi làng của đồng bào dân tộc Chăm H’roi có nguồn gốc từ Phú Yên. Nơi đây hiện hữu những chân ruộng bậc thang độc đáo.