(GLO)- Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai vừa gửi đến các sở, ban, ngành, đơn vị và địa phương các bản tin dự báo, cảnh thời tiết trong tháng 8 trên địa bàn tỉnh.
Việc theo dõi thường xuyên tình hình thời tiết, nguồn nước giúp phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo vệ cuộc sống và sinh kế của người dân. Ảnh: Mộc Trà
Cụ thể, các bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết trong tháng 8 trên địa bàn tỉnh gồm: Bản tin dự báo khí hậu thời hạn tháng tỉnh Gia Lai (tháng 8-2024) của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên (xem chi tiết); Bản tin dự báo, cảnh báo thủy văn thời hạn dài tỉnh Gia Lai của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên (xem chi tiết); Thông báo và dự báo Khí tượng nông nghiệp số tháng 7-2024 của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (xem chi tiết).
Việc theo dõi thường xuyên tình hình thời tiết, nguồn nước đã, đang và sắp diễn ra đóng góp một vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh và là công cụ hỗ trợ đắc lực cho cơ quan, đơn vị, các địa phương trong công tác phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo vệ cuộc sống và sinh kế của người dân.
1 giờ ngày 18/9, áp thấp nhiệt đới theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 25 km/h, di chuyển vào Biển Đông, mạnh lên thành bão trên khu vực Bắc Biển Đông, cách Hoàng Sa khoảng 420 km về phía Đông.
Với tất cả những điều kiện hiện tại và tương lai cho thấy đường đi của áp thấp nhiệt đới và sau này có thể là cơn bão số 4 sẽ rất phức tạp so với cơn bão Yagi (bão số 3).
Mùa mưa ở Trung Bộ có khả năng bắt đầu từ khoảng giữa tháng 9 ở phía Bắc của miền Trung và cuối tháng 9 ở khu vực Trung Bộ; cảnh báo nguy cơ cao xảy ra mưa lũ dồn dập ở Trung Bộ trong tháng 10-11.
Áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines) dự kiến ngày mai 17-9 di chuyển vào biển Đông, sẽ sớm mạnh lên thành cơn bão số 4.
Hơn 56.000 nhân viên cứu hộ đã được triển khai khi bão Bebinca tấn công Thượng Hải, trở thành cơn bão mạnh nhất hơn 7 thập kỷ qua từng tấn công trung tâm tài chính của Trung Quốc.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (16/9), xuất hiện áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.
Vào lúc 5 giờ ngày 16-9 (giờ địa phương), vùng áp thấp nhiệt đới phía Đông Aurora đã phát triển thành áp thấp nhiệt đới Gener, theo thông báo của cơ quan khí tượng Philippines.
Theo dự báo, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới, khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) hôm nay có gió cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - cấp 9.
Dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh gây sóng to, gió lớn trên Biển Đông. Trên đất liền mưa giông diện rộng trên khu vực Trung bộ, Tây nguyên và Nam bộ đồng thời cảnh báo lũ trên sông Đồng Nai vượt báo động 1.
(GLO)- Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 14-9, các khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ, Quảng Bình đến Bình Thuận có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to, thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm.
(GLO)- Thái Lan cảnh báo khả năng sẽ xảy ra mưa lớn và lũ quét dự kiến sẽ kéo dài từ ngày 13 đến 18-9, với kịch bản xấu nhất về một trận lũ lụt thế kỷ.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo trong 12 giờ tới, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ xuống dưới mức báo động 2, một số sông vẫn ở trên mức báo động 3.
Trong khoảng thời gian từ ngày 13-21/9, khu vực Bắc Bộ dự báo sẽ tiếp tục có mưa rào rải rác và có nơi có dông; tình hình lũ trên sông Hồng tại Hà Nội và một số sông ở miền Bắc dự báo biến đổi chậm.
Lũ trên sông ở mức cao gây ngập lụt vùng trũng thấp, các bãi nổi giữa sông, vùng ven sông, sạt và xói lở đất bờ bãi ven sông; nguy cơ mất an toàn đối với các tuyến đê.
Hôm nay (11/9), lũ tiếp tục dâng nhanh trên sông Thái Bình, có thể lên trên mức báo động 3. Sông Hồng chảy qua Hà Nội đã vượt báo động 2 vào đêm qua và đạt đỉnh vào trưa nay.