'Đột nhập' hang động núi lửa kỳ vĩ bậc nhất Đông Nam Á ở Đắk Nông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đắk Nông sở hữu hệ thống hang động núi lửa dài và kỳ vĩ bậc nhất Đông Nam Á. Hệ thống núi lửa thuộc Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

Ngày 26/12 tới, tỉnh Đắk Nông đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông lần thứ 2. Trước đó, Công viên địa chất Đắk Nông được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu vào tháng 7/2020.

Sự kiện khẳng định sự ghi nhận nỗ lực, ý chí quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nhân dân địa phương trong việc xây dựng, phát triển công viên địa chất toàn cầu, góp phần định vị du lịch tỉnh nhà trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới.

Miệng núi lửa Nâm Kar. Ảnh: Ngô Minh Phương.
Miệng núi lửa Nâm Kar. Ảnh: Ngô Minh Phương.

Theo các nhà khoa học, Công viên địa chất Đắk Nông được trải dài trên diện tích 4.760 km2, bao gồm các huyện Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk G’long và TP Gia Nghĩa; có khoảng 65 điểm di sản địa chất, địa mạo, bao gồm hệ thống gần 50 hang động với tổng chiều dài hơn 10.000 m, các miệng núi lửa, thác nước…

Đặc biệt, trong hệ thống hang động của tỉnh Đắk Nông có hang C7. Hang động núi lửa này được xác định dài nhất Đông Nam Á, với chiều dài khoảng 1.242m.

Các hang động ở Đắk Nông được hình thành từ hoạt động phun trào núi lửa, cách đây hàng trăm triệu năm. Dấu tích của hoạt động núi lửa là những khối đá bazan đen bóng và những hình thù kỳ lạ. Phía trong miệng hang động còn có các cây cổ thụ, dây leo phong phú, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.

Càng tiến vào bên trong ánh sáng càng yếu dần, thi thoảng, tia sáng lọt qua những khe hở tạo ra những hiệu ứng ánh sáng huyền ảo, tạo nên cảm giác bí ẩn đầy ma mị…

Du khách đắm say trước vẻ đẹp cuốn hút của hang động núi lửa. Ảnh: Ngô Minh Phương.
Du khách đắm say trước vẻ đẹp cuốn hút của hang động núi lửa. Ảnh: Ngô Minh Phương.
Khung cảnh kỳ vĩ bên trong hang động. Ảnh: Ngô Minh Phương.
Khung cảnh kỳ vĩ bên trong hang động. Ảnh: Ngô Minh Phương.
Vòm đá đen sẫm mang sắc màu huyền bí. Ảnh: Ngô Minh Phương.
Vòm đá đen sẫm mang sắc màu huyền bí. Ảnh: Ngô Minh Phương.
Vẻ đẹp của tạo hoá khiến người chiêm ngưỡng ngất ngây. Ảnh: Ngô Minh Phương.
Vẻ đẹp của tạo hoá khiến người chiêm ngưỡng ngất ngây. Ảnh: Ngô Minh Phương.
Các chuyên gia khảo sát hang động núi lửa Đắk Nông. Ảnh: Ngô Minh Phương.
Các chuyên gia khảo sát hang động núi lửa Đắk Nông. Ảnh: Ngô Minh Phương.
Càng vào bên trong, vẻ đẹp của hang động thêm độc đáo, bí ẩn. Ảnh: Ngô Minh Phương.
Càng vào bên trong, vẻ đẹp của hang động thêm độc đáo, bí ẩn. Ảnh: Ngô Minh Phương.

Theo Huỳnh Thủy (TPO)

Có thể bạn quan tâm

“Đánh thức” du lịch Ia Pa

“Đánh thức” du lịch Ia Pa

(GLO)- Về huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai), nghe tên những địa danh gắn với bao truyền thuyết hư ảo như lạc vào miền sử thi. Trầm tích văn hóa kết hợp với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ là thế mạnh để “đánh thức” tiềm năng du lịch của vùng đất từng “bị bỏ quên” này.

30 năm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Vẻ đẹp bất tử và những cơ hội mới

30 năm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Vẻ đẹp bất tử và những cơ hội mới

Ngày 17/12/2024 đánh dấu cột mốc 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Trong suốt chặng đường dài, vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long vẫn luôn là niềm tự hào của Việt Nam nói chung, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh.

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

(GLO)- Chiều 9-12, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh đã có cuộc khảo thực tế tại huyện Ia Grai để đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nâng cấp Lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên cấp tỉnh.