Dòng họ Lý gốc Việt thứ hai ở Hàn Quốc (phần1):Tạo dựng nước Hàn Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hai dòng họ Lý gốc Việt ở Hàn Quốc đều bắt nguồn từ học Lý Đình Bảng ở Việt Nam và do hai hoàng tử vua Lý di cư sang vương quốc Cao Ly lập nên vào thế kỷ 12 và 13. Cả hai dòng họ này đều sớm hội nhập vào cuộc sống của cộng đồng cư dân Hàn Quốc và có những nhân vật có nhiều cống hiến trong lịch sử Hàn Quốc.
Trong nhiều năm qua, dư luận Việt Nam đã biết một họ Lý gốc Việt ở Hàn Quốc thường gọi là họ Lý Hoa Sơn. Tổ của họ Lý này là Hoàng thúc Lý Long Tường nhập cư vào vương diện của họ Lý này là ông Lý Xương Căn thuộc đời thứ 31 kể từ vua Lý Thái Tổ, cùng nhiều con cháu ở Hàn Quốc đã nhiều lần về thăm cố quốc và làng quê Đình Bảng.
 
Gần đây Giáo sư Pyon Hong Kee (Phiếu Hoằng Cơ), một chuyên gia nghiên cứu tộc phả nổi tiếng của Hàn Quốc, phát hiện thêm một dòng họ Lý gốc Việt thứ hai thường gọi là họ Lý Tinh Thiện.
Theo GS Pyon Hong Kee, tổ của dòng họ Lý Tinh Thiện là Lý Dương Côn (Lee Yang - Kon) nhập cư vào Cao Ly hồi đầu thế kỷ 12. Gia phả của dòng họ mang tên “Tinh Thiện Lý thị tộc phổ” đang được lưu giữ lại Thư viện Quốc gia ở Seoul cho biết, Lý Dương Côn tự Nguyên Minh, là Hoàng tử thứ ba con vua Lý tên là Càn Đức được nhà Tống phong là Nam Bình Vương. Đối chiếu với chính sử Việt Nam, có thể các định đó là vua Lý Nhân Tông (1072-1128) tên là Càn Đức, con trưởng vua Lý Thánh Tông (1054-1072) và nguyên phi Ỷ Lan.
Theo chính sử, vua Lý Nhân Tông có ba hoàng hậu nhưng không có con trai và năm 1117 lập Lý Dương Hoán (1116-1138) là con trai của Sùng Hiền hầu, em ruột vua, làm Hoàng thái tử. Năm 1127, sau khi vua Lý Nhân Tông mất, Dương Hoán lên ngôi tức vua Lý Thần Tông (1128-1138).
 
Gia phả họ Lý Tinh Thiện chép Dương Côn là con trai thứ ba của vua Lý Càn Đức, phải hiểu là con nuôi của nhà vua và là em của Lý Dương Hoán tức Lý Thần Tông. Nhưng ở đây có sự việc chưa rõ là theo chính sử, cho đến năm 1112, Sùng Hiền hầu vẫn chưa có con trai, phải đi cầu tự và nhờ phép lạ của sư Từ Đạo Hạnh mới sinh được Dương Hoán coi như hóa thân của Từ Đạo Hạnh.
 
Trong lúc đó, vì không có con nối dõi nên nhà vua nuôi con trai của nhiều hoàng thân như Sùng Hiền, Thành Khánh, Thành Quảng, Thành Chiêu, Thành Hưng. Vậy Dương Côn là con trai của Sùng Hiền hầu hay của một hoàng thân khác? Tất nhiên tên Dương Côn cho thấy có nhiều khả năng ông là em của Dương Hoán, con trai thứ ba của Sùng Hiền hầu, tuy trong chính sử ghi chép tên một người con trai trưởng của Sùng Hiền hầu là Dương Hoán.
Sau khi nhập cư vào Cao Ly, cháu đời thứ 6 là Lý Nghĩa Mẫn (Lee Uimin) trở thành một nhân vật lịch sử được chính sử Cao Ly ghi chép rõ ràng. Theo “Cao Ly sử”, ông là người khỏe mạnh, giỏi võ nghệ, được tuyển vào quân đội bảo vệ kinh thành. Vua Cao Ly lúc đó là Nghị Tông (Ui-Jong, 1146-1170) yêu mến ông, phong làm Biệt tướng.
 
Bấy giờ, sau cuộc kháng chiến lâu dài chống nạn xâm lược của Khiết Đan, trong vương triều Cao Ly thế lực võ quan rất mạnh và giữ vai trò chi phối. Năm 1170, tướng Trịnh Trọng Phu (Jeong Jung-bu) cầm đầu một phái võ quan làm chính biến, phế vua Nghị Tông, lập vua Minh Tông (Myeong-jong, 1170-1197). Nhưng các thế lực đối lập khởi binh chống đối quyết liệt. Lý Nghĩa Mẫn là phụ tá thân cận của Lý Trọng Phu, nhiều lần cầm quân đánh bại những cuộc nổi dậy đó và lần lượt được phong Trung lang tướng, Tướng quân, Đại tướng quân (1173), Thượng tướng quân (1174), Tây bắc lộ binh mã sứ (1178).
Dưới triều Minh Tông, các phe phái võ quan thâu tóm quyền hành và tranh giành nhau, đặt nhà vua vào vị trí danh nghĩa. Năm 1179 phái võ quan do Khánh Đại Thăng (Kyung Dae- Seung) cầm đầu giết Trịnh Trọng Phu, nắm quyền chuyên chế. Năm 1181, Lý Nghĩa Mẫn tuy giữ chức Hình bộ Thượng thư Thượng tướng quân, nhưng thuộc phái Trịnh Trọng Phu nên bị Khánh Đại Thăng nghi ngờ và luôn luôn phải lo đề phòng rồi cáo bệnh lui về quê. Vua Cao Ly nhiều lần mời tham chính, nhưng Lý Nghĩa Mẫn vẫn không về triều.
 
Sau khi Khánh Đại Phu chết, vua Cao Ly sợ nổi loạn nên sai sứ mời ông vào điện bệ kiến. Từ đó ông phò tá Minh Tông, được phong làm tư không tả bộ xã, năm 1190 làm Đồng trung thư môn hạ Bình chương sự nắm quyền hành như tể tướng, đứng đầu chính quyền quân sự Cao Ly trong 14 năm (1183-1196).
Theo Dân Việt

Có thể bạn quan tâm

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.