Đơn xin 'ly dị' môn văn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trải qua 4 năm du học, không chỉ cảm nhận từ bản thân mà còn lắng nghe chia sẻ của bạn bè, cuối cùng Lê Uyên Phương, du học sinh ngành tài chính tại Hà Lan viết lá đơn 'li dị' với môn ngữ văn.



 

 Ảnh minh họa: Đào Ngọc Thạch
Ảnh minh họa: Đào Ngọc Thạch


Bằng lối viết vui nhộn, Uyên Phương chỉ ra thực trạng của việc dạy và học văn trong trường phổ thông và đưa ra những mong muốn cụ thể theo kiểu “tối hậu thư với một nửa của mình”.

Lê Uyên Phương viết rằng:

Em tên là Phương, du học sinh đang trầy trật để thi đậu mấy môn cuối và tìm việc.

Còn nửa kia của em là ngữ văn.

Bọn em đã bên nhau được 12 năm, mà tạm xa rời vì bây giờ em đã có nhiều bạn khác thú vị hơn. Nguyên nhân khiến cho em viết lách, giao tiếp và phản biện vô cùng kém so với những đứa bạn đến từ các nước khác. Bởi:

Thứ nhất: Tính gia trưởng

Đề bài yêu cầu học sinh nêu cảm nghĩ của mình về một vấn đề/tác phẩm, nhưng nếu cảm nghĩ của học sinh mà không giống với bảng điểm là "không có ý để chấm" --> 1.000 học sinh sản xuất ra 1.000 phiên bản khác nhau vài cái chấm phẩy --> từ trong trường lớp học sinh đã bị hạn chế chuyện nêu ra ý kiến của mình!

Thứ hai: Hay mơ mộng

Mình cảm thấy chuyện học văn rất hữu ích, vì trong cuộc sống mình sử dụng văn nhiều hơn toán. Ví dụ nhé! Mình bị lạc mất con mèo và muốn nhờ mọi người giúp, thế thì phải biết sử dụng văn miêu tả làm sao cho người ta tưởng tượng ra con mèo nhà mình. Thế nhưng mèo ở Việt Nam, 100 con thì tới 99 con có đôi mắt như hai hòn bi ve!

Thứ ba: Không chịu tiếp thu cái mới

Trong trường học, thầy cô miệt mài yêu cầu học sinh đọc những tác phẩm kinh điển, đọc về các tấm gương anh hùng,... nhưng học sinh thì lúc nào cũng chỉ facebook, nơi mà nhiều thứ như cô ca sĩ này mới hắt hơi sổ mũi... thế là công sức giảng dạy của thầy cô đổ sông đổ bể, chỉ vì chương trình không còn đáp ứng thị hiếu của giới trẻ được nữa.
Mong muốn thay đổi:

Em mong môn ngữ văn...

Hãy dạy em cách để viết một lá thư xin việc

Hãy dạy cho em được nêu cảm nghĩ thật của mình về một vấn đề trong xã hội và cả lớp được cùng nhau phản biện để bảo vệ ý kiến của mình.

Hãy dạy em cách quảng bá bản thân để gây được sự chú ý của các công ty.

Hãy dạy cách viết một đoạn lời thoại quảng cáo cho một sản phẩm.

Hãy dạy em cách viết một lá thư tình thật ấn tượng.


Kết: Hãy trở thành một nửa lý tưởng của mọi bạn đời, chứ đừng là kẻ lúc nào cũng bị ly dị sau 12 năm gắn bó.

Chia sẻ về ý tưởng viết “lá đơn” trên, Uyên Phương nói: “Thực ra ý tưởng của các thầy cô là chuẩn, sâu sắc, tuy nhiên vô tình điều đó khiến học sinh quên đi cảm nhận riêng của mình. Em đã đi du học và em nhận thấy khả năng diễn đạt, thuyết trình và biện luận của bản thân và nhiều bạn người Việt khác thua kém người ta. Em giờ đã tiến bộ rồi, chứ trước kia rất rụt rè, thấy các bạn trong nhóm sai nhưng mình không biết lập luận sao để thuyết phục các bạn tin mình. Điều đó khiến em nghĩ là tại sao mình đã học viết văn nghị luận bao nhiêu năm mà giờ lại kém thế!

Không chỉ đồng tình với suy nghĩ của du học sinh Lê Uyên Phương,  cô giáo Tô Thụy Diễm Quyên, chuyên viên Sở GD-ĐT TP.HCM còn chia sẻ “lá đơn” với bạn bè của mình trên mạng xã hội.

Cô Diễm Quyên nói lên quan điểm: “Lỗi không chỉ bởi những thầy cô giáo dạy văn. Lỗi còn ở điều mà không nói ra nhưng ai cũng hiểu. Tuy nhiên, trách nhiệm vẫn thuộc nhiều về chúng ta, những người thầy! Giống như một đầu bếp nấu cho xong món ăn hay đầu bếp cố gắng tìm kiếm công thức riêng và nấu nó với tất cả tình yêu của mình thì thịt kho tàu chỉ còn là giống nhau cái tên nhưng chất lượng và mùi vị đã hoàn toàn khác hẳn. Hãy đọc bài viết này để bắt đầu kho những nồi thịt thật thơm phức nhé các bạn tôi!”

Bích Thanh/Thanhnien (ghi)

Có thể bạn quan tâm

Trao 30 suất quà cho bà con nghèo ở huyện Chư Pưh

Trao 30 suất quà cho bà con nghèo ở huyện Chư Pưh

(GLO)- Ngày 18-1, Văn phòng Đoàn đại biểu quốc hội và HĐND tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Trung tâm Tin học Ngoại Ngữ EDUVIET Gia Lai, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai và Trường Trung cấp Thủ đô tổ chức chương trình tặng quà Tết cho bà con xã Ia Hla (huyện Chư Pưh).

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Mrơn thăm, tặng quà Tết cho em Rah Lan Sinh-trẻ mồ côi được Hội nhận đỡ đầu. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa mang Tết yêu thương đến với phụ nữ nghèo và trẻ mồ côi

(GLO)- Trong không khí những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, mang “Tết yêu thương” đến với các gia đình hội viên phụ nữ nghèo và trẻ mồ côi, tạo không khí vui tươi, ấm áp dịp Tết đến, Xuân về.

Tặng 145 suất quà cho người dân phường Diên Hồng

Tặng 145 suất quà cho người dân phường Diên Hồng

(GLO)- Chiều 14-1, Đảng ủy-HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Diên Hồng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân ấm áp, Tết yêu thương” nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025 nhằm trao tặng quà Tết cho hộ cận nghèo và hộ khó khăn trên địa bàn phường.

Mang Yang: Tặng quà 150 người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn

Mang Yang: Tặng quà 150 người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn

(GLO)- Ngày 14-1-2025, tại các xã Đak Djrăng, Đak Yă và thị trấn Kon Dơng (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai), Hội Chữ thập đỏ huyện phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung tổ chức chương trình “Tết Nhân Ái”, tặng quà cho bà con nghèo trên địa bàn.

Rủ nhau sắm Tết

Rủ nhau sắm Tết

(GLO)- Những ngày này, hàng Tết được bày bán khắp nơi. Đó là các mặt hàng trang trí nhà cửa với chủng loại phong phú, đa dạng, mới mẻ, hiện đại. Đó là các loại bánh mứt, kẹo, trái cây sấy khô, thực phẩm sấy khô ngon và tiện lợi.

Phường Tây Sơn trao hơn 190 suất quà Tết cho hộ khó khăn và đối tượng yếu thế

Phường Tây Sơn trao hơn 190 suất quà Tết cho hộ khó khăn và đối tượng yếu thế

(GLO)- Ngày 10-1, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Tây Sơn (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với các ban ngành, đoàn thể và các nhà hảo tâm tổ chức chương trình “Tết ấm áp-Xuân Ất Tỵ 2025”, trao 190 suất quà Tết cho các hộ khó khăn và đối tượng yếu thế trên địa bàn.