Đổi thay từ chuyển đổi số - Bài 4: Bản đồ phòng chống tội phạm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Với ứng dụng Bản đồ số tại Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an Thành phố, sáng kiến của tuổi trẻ Công an TPHCM đã góp phần phát hiện sớm, kịp thời răn đe hàng chục nghìn đối tượng có dấu hiệu phạm tội, qua đó giảm đáng kể số lượng tội phạm về trật tự xã hội, ma túy.

Duy trì thông tin liên lạc thông suốt

Ra đời từ năm 2018, lực lượng tuần tra, kiểm soát hỗn hợp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội của Công an TPHCM (Tổ công tác 363) từng bước khẳng định được vai trò, hiệu quả trong đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm. Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra trường hợp chậm phát hiện, tiếp nhận và xử lý do việc trao đổi thông tin, nắm tình hình và chỉ đạo triển khai điều động lực lượng chưa đạt hiệu quả cao.

Trước thực trạng các loại tội phạm manh động, đe dọa trật tự an toàn xã hội, đầu năm 2023, Đoàn Thanh niên Công an TPHCM đã triển khai công trình “Ứng dụng Bản đồ số tại Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an Thành phố phục vụ công tác chỉ huy, điều hành, triển khai lực lượng tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh, trật tự thuộc Công an TPHCM (Tổ công tác 363)”. Đại úy Đặng Văn Thắng, Bí thư Đoàn Thanh niên Công an TPHCM cùng các đoàn viên, thanh niên trong lực lượng đã dày công nghiên cứu và xây dựng bản đồ số phòng chống tội phạm.

Đại úy Thắng cho biết, thông qua bản đồ số, khi tiếp nhận thông báo của công an các quận, huyện, thành phố và đơn vị nghiệp vụ... về những vụ việc khẩn cấp, nghiêm trọng cần xử lý ngay, tổ thường trực phối hợp Trung tâm Thông tin chỉ huy nhận định tình hình, điều động Tổ công tác 363 gần nhất xử lý. Trường hợp cần thiết có thể điều phối các tổ công tác khác hỗ trợ để xử lý tình huống phức tạp một cách nhanh chóng từ dữ liệu trên bản đồ số.

Ngoài ra, bản đồ số còn hỗ trợ công tác kiểm tra, đối chiếu, tra cứu thông tin đối tượng trên cơ sở dữ liệu của công an khi phát hiện đối tượng nghi vấn có tiền án tiền sự. “Từ kết quả tra cứu, các tổ công tác 363 phối hợp với công an các đơn vị, địa phương có phương án, hướng xác minh, điều tra phù hợp, đảm bảo triển khai nhanh chóng và đạt hiệu quả. Điều này rất có ý nghĩa trong xác minh, truy xét nóng đối tượng, nhất là đối với những vụ việc liên quan đến tội phạm đường phố”, anh Thắng nói.

Theo anh Thắng, việc ứng dụng bản đồ số đảm bảo duy trì thông tin liên lạc thông suốt giữa tổ công tác với công an các đơn vị, địa phương và giữa các lực lượng với Trung tâm Thông tin chỉ huy. Qua đó, tổ thường trực tại trung tâm có thể theo dõi, kiểm tra quá trình, kết quả thực hiện nhiệm vụ của các tổ công tác 363 vào bất kỳ thời điểm nào.

Với những tính năng ưu việt đó, ứng dụng bản đồ số đã được sử dụng trên 10 Tổ công tác 363 của Công an TPHCM và 58 Tổ công tác 363 của công an 21 quận, huyện và TP Thủ Đức.

Xây dựng “công an số”

Theo Bí thư Đoàn Thanh niên Công an TPHCM, bản đồ số là một hệ thống tích hợp tính năng của nhiều trang thiết bị. Một trong những khó khăn đầu tiên trong quá trình ứng dụng bản đồ số là vấn đề con người. “Để triển khai và phát huy hiệu quả bản đồ số, đòi hỏi mỗi chiến sĩ công an phải trở thành một “công an số”. Vì vậy, chúng tôi đặt ra nhiệm vụ cho lực lượng của mình phải luôn làm mới bản thân, không ngừng học tập, tiếp cận công nghệ thông tin để không bị tụt hậu trong xu thế chuyển đổi số hiện nay”, đại úy Thắng nói.

Trong 6 tháng đầu năm triển khai ứng dụng, đoàn viên, thanh niên công an trực tiếp tham gia theo dõi hình ảnh qua hệ thống camera quan sát, phối hợp với Trung tâm Thông tin chỉ huy tham mưu điều phối các hoạt động của Tổ công tác 363. Anh Thắng cho biết thêm, định kỳ 6 tháng, bản đồ số sẽ cập nhật dữ liệu một lần sao cho khớp với tình hình thực tế và thông tin chi tiết dữ liệu về các vụ việc, đối tượng có liên quan tình hình an ninh trật tự.

Đại tá Trần Thị Kim Lý, Chánh Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra, Phó thủ trưởng thường trực Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TPHCM đánh giá, bản đồ số là công trình đem lại nhiều hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ công tác tuần tra, kiểm soát.

“Bản đồ số đã góp phần giảm rõ nét tỷ lệ tội phạm trật tự xã hội, tội phạm ma túy, duy trì trật tự an toàn giao thông và giữ vững tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Đây là công trình được lãnh đạo các cấp đánh giá rất cao và có khả năng nhân rộng cho các tỉnh, thành phố trên cả nước”, Đại tá Trần Thị Kim Lý cho biết thêm.

Phát hiện, xử lý gần 1.600 đối tượng phạm tội

Qua 6 tháng triển khai, bản đồ số đã góp phần tăng cường hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát, răn đe gần 16.000 đối tượng có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội; phát hiện, xử lý gần 1.600 đối tượng phạm tội, nghi vấn vi phạm pháp luật về trật tự xã hội; xử phạt vi phạm hành chính gần 4.600 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; giảm 9,28% tội phạm đường phố. Đặc biệt, tỉ lệ phát hiện đối tượng có hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy chiếm tỷ lệ cao (chiếm 25,44% trong tổng số vụ phát hiện).

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.