Đổi thay từ chuyển đổi số (Bài 3): Đưa sản vật vươn xa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Quảng bá online, kinh doanh trên các nền tảng sản phẩm thịt trâu gác bếp của cô gái Tây Bắc hay ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất tương ớt của chàng trai Thanh Hóa đã đưa các sản vật vươn xa, tăng doanh thu.

Cháy hàng nhờ livestream

Tuổi thơ gắn liền với hình ảnh những dải thịt trâu treo lơ lửng trên gác bếp, cô gái Nguyễn Thị Ngọc Huyền (SN 1988, phường Cốc Lếu, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai) đã quen với dáng mẹ tần tảo, lúi húi tẩm, ướp thịt rồi mang đi hong khô. Chị Huyền chia sẻ, mẹ chị - má Hằng bắt đầu làm thịt trâu gác bếp cách đây hơn 10 năm.

“Má rất kỳ công, qua nhiều lần thử nghiệm, bỏ đi không biết bao nhiêu mẻ thịt hỏng mới tìm ra công thức đặc biệt cho thịt trâu gác bếp Tây Bắc của mình. Thời kỳ đó, người má lúc nào cũng lấm lem, người ám mùi thịt, gia vị. Những trăn trở, những đêm thao thức mất ngủ cùng khói bếp đã phủ lên đôi mắt má thêm nhiều nếp nhăn”, chị Huyền nhớ lại.

Sự kỳ công, tâm huyết đã tạo nên hương vị thơm ngon đặc trưng cho món thịt trâu gác bếp của má Hằng. Tuy nhiên, với cách bán hàng truyền thống, món thịt trâu gác bếp của má Hằng chủ yếu bán cho người trong vùng, khách quen.

Trong ký ức của Huyền, má luôn đi sớm, về khuya hái gia vị từ cây rừng Tây Bắc, rồi dùng nguồn nước từ những dòng suối chảy róc rách quanh năm để làm sạch thực phẩm.

Những hình ảnh thân thương đó đã ăn sâu vào ký ức của Huyền. Lớn lên, Huyền muốn ghi lại những thước phim giản dị về má nên đã tập tành quay trên điện thoại, lồng tiếng kể, chia sẻ công thức nấu ăn lên mạng xã hội TikTok. Không ngờ, những đoạn video, thước phim giản dị đó lại nhanh chóng thu hút đông đảo người xem đến vậy. Trung bình, mỗi video của cô đạt gần 2 triệu lượt xem, đỉnh điểm, có video đạt 8 triệu lượt xem ghi lại quá trình má Hằng làm heo khô cháy tỏi.

Trong số hàng triệu lượt xem, nhiều người đã bày tỏ mong muốn được mua để thưởng thức thử sản phẩm của má Hằng qua lời kể đầy cảm hứng và tâm huyết của Huyền. Và ngay trong lần mở bán đầu tiên trên TikTok vào dịp Tết năm 2021, thịt trâu gác bếp của má Hằng đã “cháy hàng”... nhờ khiếu livestream bán hàng của con gái.

Khi nhận được tín hiệu tích cực từ khách hàng, Huyền bắt đầu kế hoạch kinh doanh online để đưa hương vị thịt trâu gác bếp, heo khô cháy tỏi của má Hằng đến bàn ăn của mọi nhà. Huyền nghiên cứu, phát triển các kênh bán hàng đa nền tảng trên TikTok shop đến Shopee, Tiki, Lazada và Sendo. Trong hơn một năm, Huyền và cộng sự đã tiết kiệm 30% chi phí trên tổng doanh thu so với việc triển khai hệ thống cửa hàng trực tiếp.

“Một người mới khởi nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ đã có sẵn trên thị trường. Vì vậy, mình quyết định phát triển các nền tảng số trước để phủ thương hiệu. Theo đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí thuê cửa hàng, nhân viên, quản trị mà vẫn tạo ra được hệ thống vận hành phân phối”, Huyền cho biết.

Nhờ khai thác tốt tiềm năng của nền tảng số, mỗi tháng, doanh nghiệp của Huyền đem về hàng chục tỷ đồng doanh thu và giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động độ tuổi từ 25 đến 40. Huyền đang trong giai đoạn hoàn thiện giấy tờ để xuất khẩu ra thị trường quốc tế, nhất là những nơi có đông cộng đồng người Việt sinh sống.

Truyền cảm hứng chuyển đổi số

Không chỉ tập trung cho phát triển kinh doanh, Huyền còn tích cực phối hợp với các tỉnh Đoàn tham gia chương trình hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân. Các phiên livestream của Huyền đã gây “bão đơn”, truyền cảm hứng, khát vọng cho thanh niên nông thôn ở các địa phương nỗ lực chuyển mình ứng dụng chuyển đổi số trong khởi nghiệp, lập nghiệp phát triển sản phẩm đặc trưng vùng miền. Hiện, doanh nghiệp của Huyền là đơn vị chính phụ trách một điểm livestream bán vải thiều, sản phẩm OCOP của thanh niên và thuyết trình về nội dung xây dựng kênh TikTok shop cho đoàn viên, thanh niên tỉnh Bắc Giang.

Giải cứu ớt cho bà con

Năm 2016, chàng trai Lê Minh Cương (sinh năm 1992, ở phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) bỏ phố Sài Gòn, trở về quê hương Thanh Hóa lập nghiệp. Ở quê Chương, nhiều vùng có nghề trồng ớt, tuy nhiên đầu ra sản phẩm phập phù do phụ thuộc vào thu mua của thương lái.

“Người dân trồng ớt quê tôi cứ trông chờ, phụ thuộc vào thương lái, được mùa mất giá, được giá mất mùa, thậm chí có năm bị thương lái ép giá phải đổ đi hàng tấn ớt. Điều này khiến tôi rất trăn trở vì một loại gia vị trồng ở quê mình năng suất tốt, chất lượng tốt, tại sao lại không thể phát triển và chế biến?”, Cương nói.

Cô gái Nguyễn Thị Ngọc Huyền (SN 1988, phường Cốc Lếu, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai) bên món thịt trâu gác bếp, lạp xưởng mẹ làm

Cô gái Nguyễn Thị Ngọc Huyền (SN 1988, phường Cốc Lếu, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai) bên món thịt trâu gác bếp, lạp xưởng mẹ làm

Trả lời cho câu hỏi trên, Cương đã bắt tay vào khởi nghiệp lần thứ 3 với số vốn 45 triệu đồng để sản xuất tương ớt lên men truyền thống. Từ những ngày đầu còn làm thủ công 100%, đến nay, thương hiệu tương ớt của chàng trai 9X đã tự động hóa quy trình sản xuất tới 60%.

Cương đã chia ra 2 dạng công nghệ áp dụng cơ bản là công nghệ trong chế biến và công nghệ trong thương mại. Công nghệ chế biến áp dụng tự động hóa, áp dụng điện tử vào quá trình sản xuất chuẩn xác giúp cho sản phẩm được đồng đều. Công nghệ vi sinh giúp cho việc thực hiện lên men truyền thống diễn ra hiệu quả hơn, nhanh hơn, giảm thiểu rủi ro hư hỏng. Tuy nhiên, Cương cũng phải đối mặt với rủi ro khi đầu tư công nghệ không phù hợp, máy móc phải tự cải tiến và lắp ráp.

“Đối với công nghệ trong thương mại, đó là việc vận hành bán hàng theo xu thế hiện nay như quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội, phối hợp sâu với Shopee nhằm đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng nhanh nhất, chi phí rẻ nhất”, Cương nói.

Đạt giấy chứng nhận HACCP (hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được phát triển để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, và phân phối thực phẩm), Cương đang xúc tiến xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Đức, Mỹ và Ấn Độ.

Với sự phát triển của thương hiệu tương ớt lên men tự nhiên, Cương đã giúp thu mua từ 8 đến 10 tấn ớt cho bà con mỗi năm và dự kiến sẽ tăng khoảng 20% trong năm tới.

(còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.