Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Từ ngày thành lập (10-12-1945) đến nay, công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Gia Lai đạt được những thành tựu hết sức quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Những thành tựu quan trọng

Trong giai đoạn hiện nay, nhất là từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025, công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh tiếp tục có nhiều đổi mới, được triển khai thực hiện hiệu quả với nhiều hình thức, lực lượng phù hợp, chăm lo, nâng cao đời sống người dân. Cụ thể, cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận, kịp thời quán triệt, thể chế hóa, cụ thể hóa các văn bản của Đảng phù hợp thực tiễn của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương. Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện công tác dân vận; chú trọng sơ kết, tổng kết công tác dân vận.

Qua đó, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cả hệ thống chính trị về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân vận trong tình hình mới; đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu đối với công tác dân vận.

Quan tâm đổi mới phương pháp lãnh đạo, phong cách, lề lối làm việc theo hướng chủ động, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn; thực hiện nghiêm chế độ tổ chức các cuộc họp, hội nghị, giao ban định kỳ theo quy chế, quy định, chương trình công tác; lãnh đạo từng bước đổi mới công tác dân vận theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở, gần dân.

Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp đã tổ chức 1.225 cuộc đối thoại trực tiếp với người dân. Qua đó đã kịp thời giải quyết những vấn đề mà người dân quan tâm, bức xúc. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác dân vận được chú trọng thường xuyên.

Ban dân vận các cấp đã chủ động, tích cực tham mưu giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác dân vận; hướng dẫn và phối hợp tổ chức triển khai thực hiện công tác dân vận có trọng tâm, trọng điểm, tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ của các cơ quan, ban, ngành, địa phương, các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân.

Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác dân vận ngày càng trưởng thành, có thêm kinh nghiệm thực tiễn và tiếp tục đổi mới cách thức tuyên truyền, vận động Nhân dân.

z5927632751930-cd28ed7066872ad03eac434ce79c3d29-289-2211-9530.jpg
Quang cảnh Tọa đàm về nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện dân chủ ở cơ sở và công tác dân vận chính quyền. Ảnh: D.V

Công tác dân vận của cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp có nhiều chuyển biến tích cực. Hàng năm, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh và Ban Dân vận Tỉnh ủy ký kết chương trình phối hợp thực hiện công tác dân vận chính quyền; UBND các cấp ban hành kế hoạch công tác dân vận chính quyền cụ thể cho từng năm. Ý thức trách nhiệm, tinh thần gương mẫu phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, nhất là người đứng đầu tiếp tục được nâng lên.

Cải cách hành chính tiếp tục được đẩy mạnh gắn với nâng cao kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ, kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, xây dựng “chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ”, thực hiện chuyển đổi số.

Công tác tiếp dân, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, tạo điều kiện cho người dân giám sát, góp ý trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống người dân có nhiều chuyển biến rõ nét; toàn tỉnh đã tiếp 10.861 lượt công dân đến phản ánh, khiếu nại, tố cáo.

Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội; huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Các đơn vị lực lượng vũ trang thực hiện tốt các văn bản về công tác dân vận, phong trào thi đua “Dân vận khéo”; tích cực tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, giúp dân xóa đói giảm nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới.

Triển khai có hiệu quả các chương trình, mô hình ở khu vực biên giới; thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phòng-chống tội phạm, tệ nạn xã hội, đấu tranh vô hiệu hóa âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, hoạt động phục hồi FULRO, “Tin lành Đê ga”, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận lòng dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện tốt phương châm “Hàng tuần có 4 ngày làm việc ở cơ quan, 1 ngày làm việc ở cơ sở”. Tăng cường hoạt động giám sát, phản biện, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội các cấp trong tỉnh đã tổ chức được 2.306 cuộc giám sát; tổ chức được 301 hội nghị phản biện với 482 lượt dự thảo văn bản. Chú trọng công tác xây dựng và củng cố tổ chức vững mạnh; công tác chuẩn bị nội dung, nhân sự, tổ chức đại hội nhiệm kỳ đảm bảo đúng quy định.

Sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong công tác vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ngày càng chặt chẽ, hiệu quả góp phần tạo sự đồng thuận xã hội, khơi dậy tinh thần yêu nước, tiềm năng, sức sáng tạo của Nhân dân trong các phong trào thi đua yêu nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

dong-chi-pham-thi-to-hai-tang-qua-can-bo-va-nhan-dan-lang-ongol-xa-ia-ve-2420-6667-9196.jpg
Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Phạm Thị Tố Hải (thứ 3 từ phải sang) tặng quà cho cán bộ và Nhân dân làng O Ngol (xã Ia Vê, huyện Chư Prông) tại buổi thăm, nắm tình hình hoạt động của mô hình “Dân vận khéo”. Ảnh: K.L

Tháng 10-1999, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Dân vận”, theo đề nghị của Ban Dân vận Trung ương, Bộ Chính trị (khóa VIII) đã đồng ý lấy ngày 15-10-1930 làm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng và quyết định lấy ngày 15-10 hàng năm là Ngày dân vận của cả nước để đẩy mạnh việc học tập và thực hiện những lời dạy của Bác Hồ về công tác dân vận

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phát huy vai trò quan trọng, tạo sức lan tỏa sâu rộng, thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và người dân tham gia; cổ vũ toàn thể Nhân dân kiên định, đồng thuận với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hăng hái phấn đấu thi đua lao động sản xuất, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển đã đề ra.

Đến nay, toàn tỉnh có 1.366 mô hình, điển hình “Dân vận khéo” được công nhận. Việc xây dựng mô hình nông hội đạt được những kết quả bước đầu. Toàn tỉnh hiện có 168 nông hội với 4.983 thành viên.

Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ngày càng hiệu quả, bảo đảm cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”, phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đạt được những kết quả khả quan, nhất là các nội dung: công khai quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, các lĩnh vực tư pháp, hộ tịch, địa chính, xây dựng; các nguồn vốn vay phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, các thủ tục hành chính, các khoản phí, lệ phí, qua đó đã tạo điều kiện để người dân nắm bắt và giám sát quá trình thực hiện.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận

Phát huy thành quả đạt được, thời gian tới, các cấp ủy, tổ chức Đảng và cả hệ thống chính trị cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác dân vận như sau:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh học tập, quán triệt, tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của các cấp ủy Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về công tác dân vận. Chủ động rà soát, nỗ lực phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ văn kiện đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng đã đề ra liên quan đến công tác dân vận.

Tổ chức thực hiện tốt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; tiếp tục cụ thể hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”, phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” và tổ chức thực hiện hiệu quả.

Hai là, tăng cường công tác dân vận của các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp. Nâng cao đạo đức công vụ, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, công tác cải cách thủ tục hành chính, chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri, hoạt động tiếp công dân; tăng cường đối thoại, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.

Thực hiện chuyển đổi số phục vụ người dân và doanh nghiệp; lấy sự hài lòng của người dân làm tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ.

8-367-9066-9914.jpg
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Phạm Thị Tố Hải (thứ 3 từ trái sang) hỗ trợ 30 triệu đồng để 10 hộ dân ở bôn Chư Knông (xã ia Hiao, huyện Phú Thiện) làm nhà tiêu hợp vệ sinh. Ảnh: D.V

Ba là, đổi mới mạnh mẽ hơn nữa nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Phối hợp tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động. Tích cực xây dựng, củng cố tổ chức; đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, phản động.

Bốn là, các cấp, các ngành thường xuyên sâu sát cơ sở, nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt, đánh giá, dự báo tình hình Nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào theo tôn giáo, các địa bàn trọng điểm để kịp thời tham mưu, đề xuất với các cấp ủy những chủ trương, giải pháp về công tác dân vận đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Chú trọng công tác vận động, tuyên truyền và phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và cốt cán trong các tôn giáo.

Năm là, ban dân vận các cấp tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tham mưu, nghiên cứu, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác dân vận. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các văn bản về công tác dân vận.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận; phát huy hiệu quả thực hiện chương trình phối hợp công tác dân vận với các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Chủ động phối hợp nắm chắc tình hình, tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân trước, trong, sau đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội XIV của Đảng để tham mưu cấp ủy chỉ đạo.

Sáu là, đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với phát động đợt thi đua chào mừng đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng và Đại hội thi đua yêu nước ngành Dân vận giai đoạn 2020-2025.

Có thể bạn quan tâm

Bí thư Chi bộ thôn 6 Lê Viết Bích Huệ (bìa trái) trao đổi công tác tổ chức đại hội chi bộ điểm với Bí thư Đảng ủy xã Ia Blang Hà Đình Thủy. Ảnh: P.D

Đảng bộ xã Ia Blang tích cực chuẩn bị đại hội điểm

(GLO)- Đảng bộ xã Ia Blang được Ban Thường vụ Huyện ủy Chư Sê (tỉnh Gia Lai) chọn tổ chức đại hội điểm nhiệm kỳ 2025-2030 để rút kinh nghiệm trước khi chỉ đạo chung ra diện rộng. Ý thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ này, Đảng ủy xã đã khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội.