Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của HĐND các cấp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Đó là ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai Hồ Văn Niên tại hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh với Thường trực HĐND cấp huyện lần thứ 2 (nhiệm kỳ 2021-2026).

Hội nghị diễn ra vào sáng 21-4 tại Hội trường 19-5 (TP. Pleiku). Đồng chủ trì hội nghị với Chủ tịch HĐND tỉnh có các ông, bà: Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku; Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hữu Thọ-Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đak Đoa.

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Đức Thụy
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Đức Thụy

Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động

Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh với Thường trực HĐND cấp huyện lần thứ 2 có chủ đề “Nâng cao chất lượng hiệu quả giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12-9-2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND”.

Theo Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên, lựa chọn chủ đề này, Thường trực HĐND tỉnh mong muốn qua hội nghị, giữa Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh với Thường trực, các Ban của HĐND cấp huyện, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp cùng những cơ quan chức năng liên quan có thể chia sẻ kinh nghiệm, tổng hợp các kết quả đạt được và đưa ra những giải pháp trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri cũng như trong hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND.

Qua các báo cáo về tình hình hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh và Thường trực HĐND cấp huyện từ tháng 10-2022 đến ngày 31-3-2023 cho thấy, hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND đã có nhiều đổi mới và tạo được hiệu quả, chất lượng trong công tác. Trong khoảng thời gian này, Thường trực HĐND 2 cấp đã tổ chức 118 phiên họp, 45 kỳ họp, ban hành 394 nghị quyết kịp thời giải quyết các công việc quan trọng của địa phương. Thường trực HĐND và các Ban của HĐND 2 cấp cũng tổ chức 104 cuộc giám sát; 5/17 huyện, thị xã, thành phố tổ chức được phiên giải trình và chất vấn giữa 2 kỳ họp.

Cùng với đó, hoạt động tiếp xúc cử tri đã đạt được nhiều kết quả tích cực với 175 cuộc tiếp xúc cử tri được tổ chức; qua đó, tổng hợp 882 ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. “Hoạt động giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri đã được Thường trực HĐND các cấp quan tâm thực hiện; có nội dung đã đạt được kết quả đáng khích lệ, tạo được lòng tin trong đông đảo cử tri và Nhân dân”-Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên thông tin.

Các ông, bà trong Thường trực HĐND tỉnh, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku và huyện Đak Đoa chủ trì hội nghị. Ảnh Đức Thụy

Các ông, bà trong Thường trực HĐND tỉnh, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku và huyện Đak Đoa chủ trì hội nghị. Ảnh Đức Thụy

Thường trực HĐND tỉnh cũng thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin thay đổi của đại biểu HĐND các cấp và hoạt động của Thường trực HĐND cấp huyện, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong quá trình hoạt động; đồng thời, hướng dẫn trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng tổ chức các hoạt động của HĐND, nhất là kỹ năng tổ chức hoạt động giám sát chuyên đề.

Tại hội nghị, đại diện Thường trực HĐND một số huyện, thị xã, thành phố và lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh cũng đã tham luận nhiều nội dung thiết thực; trong đó, có việc chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp hay nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động, hiệu quả giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị cử tri và trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15.

Phó Chủ tịch HĐND TP. Pleiku Nguyễn Đức Chín cho hay: Thời gian qua, Thường trực HĐND thành phố đã xem xét, lựa chọn những kiến nghị cụ thể, được cử tri quan tâm, ý kiến nhiều lần nhưng chưa được giải quyết hoặc chưa giải quyết dứt điểm để tổ chức giám sát. Chẳng hạn như các ý kiến về mở rộng khuôn viên Trạm Y tế phường Hoa Lư; phương án di dời 32 hộ dân khu tập thể Công ty xây lắp Gia Lai; việc giải thể 2 hợp tác xã An Phú 1 và An Phú 2; việc triển khai thực hiện đường Nguyễn Văn Linh… Qua giám sát, Thường trực HĐND thành phố đã có kiến nghị đối với UBND thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các xã, phường đề xuất giải pháp khắc phục nhằm tiếp tục giải quyết dứt điểm các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Tương tự, nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của hoạt động giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri, những năm qua, HĐND huyện Kông Chro cũng triển khai đồng bộ, hiệu quả nhiều giải pháp. Phó Chủ tịch HĐND huyện Nguyễn Đức Hướng chia sẻ: “Cùng với việc tổng hợp kiến nghị của cử tri thông qua tiếp xúc cử tri, một số đại biểu HĐND huyện đã dành thời gian khảo sát thực tế để làm căn cứ đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết, tháo gỡ khó khăn kịp thời. Thường trực HĐND huyện cũng tăng cường tổ chức tiếp xúc cử tri tại các thôn, làng, tổ dân phố có nhiều ý kiến nổi cộm, kiến nghị chưa giải quyết dứt điểm và tiếp tục tổ chức giám sát, khảo sát trực tiếp. Đồng thời, thực hiện tốt khâu lựa chọn nội dung giám sát, chú trọng các kiến nghị phức tạp, kéo dài liên quan nhiều cấp, ngành chưa được giải quyết hoặc đã giải quyết nhưng cử tri chưa đồng thuận”.

Liên quan đến triển khai thực hiện Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15, bà Đỗ Thị Hương Lan-Phó Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh-nêu kinh nghiệm: Để hoạt động giám sát phát huy hiệu quả, Ban thường xuyên quan tâm, đôn đốc việc triển khai thực hiện các kết luận sau giám sát với tinh thần “giám sát đến cùng” các nội dung đã triển khai; tránh tình trạng các đối tượng chịu sự giám sát thực hiện thiếu trách nhiệm các kết luận sau giám sát. Đồng thời, kiến nghị với cấp có thẩm quyền xem xét, nghiên cứu ban hành, hoàn thiện cơ chế, chính sách để tăng cường quản lý nhà nước về công tác dân tộc, đảm bảo thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc trên địa bàn và góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của HĐND các cấp vẫn còn những hạn chế nhất định. Thường trực HĐND tỉnh cùng Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố và lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh đã tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc đó.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt trả lời các kiến nghị của Thường trực HĐND cấp huyện. Ảnh Đức Thụy

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt trả lời các kiến nghị của Thường trực HĐND cấp huyện. Ảnh Đức Thụy

Tại hội nghị, một số đại biểu nhận định, Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND, nhất là hoạt động giám sát chuyên đề và giám sát của các Tổ đại biểu HĐND.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn khó khăn, vướng mắc. Phó Chủ tịch HĐND huyện Đức Cơ Phạm Chí Dũng phân tích: Về chất vấn và công tác chuẩn bị chất vấn tại kỳ họp, tại Khoản 3, Điều 9 của Nghị quyết 594 quy định, chậm nhất là 5 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND, Thường trực HĐND dự kiến lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn, người bị chất vấn tại kỳ họp theo tiêu chí quy định tại Điều 8 của Nghị quyết này để trình HĐND xem xét, quyết định. Tuy nhiên, thực tế ở cấp huyện và xã thì số lượng đại biểu HĐND tham gia chất vấn tương đối ít, phần lớn đại biểu không đăng ký chất vấn trước và chỉ đăng ký chất vấn tại kỳ họp. Vì vậy, nếu thực hiện việc lựa chọn trước các nhóm vấn đề chất vấn, người bị chất vấn theo hướng dẫn của Nghị quyết 594 rất khó thực hiện, thậm chí làm hạn chế hoạt động chất vấn.

Phó Chủ tịch HĐND huyện Đức Cơ cũng cho rằng, Nghị quyết 594 quy định tiêu chí lựa chọn chuyên đề giám sát không trùng nội dung với các chuyên đề giám sát đã được HĐND cùng cấp tiến hành giám sát trong khoảng thời gian ít nhất 2 năm tính đến thời điểm đề xuất là chưa phù hợp. Bởi lẽ, trường hợp xét thấy có những vấn đề đã được HĐND cùng cấp giám sát, đã được đối tượng giám sát giải quyết nhưng lại tiếp tục phát sinh những vấn đề mới gây bức xúc trong Nhân dân thì vẫn cần tiếp tục giám sát để đề nghị giải quyết dứt điểm.

Phó Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Trung Kiên đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm tra việc giải quyết kiến nghị của cử tri của các Ban HĐND tỉnh. Ảnh: Đức Thụy
Phó Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Trung Kiên đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm tra việc giải quyết kiến nghị của cử tri của các Ban HĐND tỉnh. Ảnh: Đức Thụy

Qua hoạt động thẩm tra việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri, Phó Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Trung Kiên-đề xuất: Các Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND tỉnh cần tiếp tục nâng cao chất lượng tổng hợp, phân loại kiến nghị của cử tri đảm bảo vấn đề tổng hợp phải rõ địa chỉ, nội dung, tạo điều kiện để cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết; không tổng hợp chuyển Thường trực HĐND tỉnh những kiến nghị đã được cấp có thẩm quyền trả lời hoặc thuộc thẩm quyền cấp huyện. Các Tổ đại biểu HĐND cũng cần tổ chức giám sát kịp thời việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri để các Ban HĐND tỉnh có thêm cơ sở thẩm tra và xác định mức độ giải quyết các ý kiến, kiến nghị đó. Ngoài ra, UBND tỉnh và các ngành cần đảm bảo quy định về thời gian, chất lượng báo cáo trả lời kiến nghị cử tri khi gửi đến Thường trực HĐND và các Ban của HĐND tỉnh để thẩm tra; đồng thời, phải khẳng định rõ ràng về kết quả giải quyết.

Trong khuôn khổ hội nghị, Thường trực HĐND các địa phương đã nêu lên 5 kiến nghị với tổng cộng 13 nội dung theo 2 nhóm vấn đề chính, gồm: đề nghị Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động cho đại biểu HĐND các cấp, nhất là cấp huyện và xã; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng triển khai thực hiện một số điều trong Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt cũng đã giải đáp một phần đối với một số nội dung thuộc thẩm quyền; riêng các nội dung không thuộc thẩm quyền, Thường trực HĐND tỉnh sẽ tổng hợp, ban hành văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan hữu quan xem xét, giải quyết.

Phó Chủ tịch HĐND TP. Pleiku Nguyễn Đức Chín chia sẻ về lựa chọn nội dung giám sát các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Ảnh: Đức Thụy

Phó Chủ tịch HĐND TP. Pleiku Nguyễn Đức Chín chia sẻ về lựa chọn nội dung giám sát các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Ảnh: Đức Thụy

Kết luận hội nghị, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên đề nghị HĐND các cấp cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng ngày càng hiệu lực, hiệu quả, đúng quy định; phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung để tổ chức tốt các kỳ họp HĐND trong năm 2023, đặc biệt là việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương khi có hướng dẫn.

Bên cạnh đánh giá lại các nghị quyết do HĐND ban hành, Chủ tịch HĐND tỉnh yêu cầu HĐND các cấp chỉ ban hành nghị quyết mới khi thực sự cần thiết để tập trung nguồn lực thực hiện các nghị quyết đang còn hiệu lực, đảm bảo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn. Từ nay đến kỳ họp HĐND giữa năm, Thường trực HĐND tỉnh và 12 địa phương chưa tổ chức được phiên giải trình, chất vấn tại phiên họp Thường trực HĐND cần cố gắng tổ chức được ít nhất 1 lần và tiếp tục tổ chức từ 1-2 phiên sau kỳ họp giữa năm đến hết năm.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đức Thụy

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đức Thụy

Các Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND cũng cần tăng cường vai trò trong hoạt động giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri. Đây là việc làm thường xuyên, liên tục, thể hiện tinh thần trách nhiệm của từng đại biểu, Tổ đại biểu HĐND, của Thường trực HĐND cũng như HĐND trong việc bám sát nội dung, đeo bám vấn đề nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân. Ngoài ra, thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa Thường trực HĐND với UBND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, các cơ quan liên quan và các Ban của HĐND trong mối quan hệ công tác; trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện; trong tổng hợp và giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri như những vấn đề mà quy chế phối hợp giữa các cơ quan đã ký kết…

Có thể bạn quan tâm

Người có uy tín chung sức xây dựng quê hương

Người có uy tín chung sức xây dựng quê hương

(GLO)- Những năm qua, tỉnh Gia Lai luôn quan tâm xây dựng đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), phát huy vai trò của người có uy tín trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Anh hùng Núp: Trăm năm một tinh anh

Anh hùng Núp: Trăm năm một tinh anh

(GLO)- Ngày 2-5-2024 là tròn 110 năm Ngày sinh Anh hùng Núp (1914-1999), người con ưu tú của núi rừng Tây Nguyên. Với ý nghĩa đó, trong khuôn khổ triển lãm “Di sản văn hóa Côn Đảo-Gia Lai”, Bảo tàng tỉnh tổ chức trưng bày tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông.

Công ty 72 khen thưởng 48 tập thể và cá nhân

Công ty 72 khen thưởng 48 tập thể và cá nhân

(GLO)-

Chiều 25-4, Công ty TNHH một thành viên 72 (Công ty 72), Binh đoàn 15 tổng kết công tác dân vận, tuyên truyền đặc biệt năm 2023 và điều chỉnh địa chỉ kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị trực thuộc với các thôn, làng.