Độc đáo mô hình bờ xe nước 9 bánh ở lễ hội 'Sắc quê Quảng Ngãi'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mô hình bờ xe nước 9 bánh của nghệ nhân Mai Văn Quýt là điểm nhấn thú vị ở lễ hội Sắc quê Quảng Ngãi. Những người con xa xứ và những ai yêu mến mảnh đất núi Ấn, sông Trà dường như cảm thấy rưng rưng khi nhìn thấy kỷ vật quê hương này.

Hiện vật bờ xe nước 9 bánh do nghệ nhân Mai Văn Quýt (Quảng Ngãi) thực hiện dài 6m, cao 2m2, ngang 2m. Mô hình này sẽ được trưng bày tại không gian Đông Hồ Garden (195 - 197 Cao Thắng nối dài, P.12, Q.10, TP.HCM) cho đến khi kết thúc lễ hội Sắc quê Quảng Ngãi và trao tặng lại cho Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi.

Biểu diễn đấu chiêng ở lễ hội Sắc quê Quảng Ngãi

Biểu diễn đấu chiêng ở lễ hội Sắc quê Quảng Ngãi

Được biết, ông Mai Văn Quýt là một trong những nghệ nhân cuối cùng có thể chế tác mô hình bờ xe nước, nên tác phẩm này có giá trị tinh thần rất to lớn đối với người Quảng Ngãi. Trong dịp này, ông Quýt cũng vào TP.HCM để thi công lắp ráp bờ xe nước và tham gia lễ hội.

Phần quan trọng của lễ hội chính là không gian ẩm thực đậm đà hương vị Quảng Ngãi. Sẽ có 10 gian ẩm thực món ngon Quảng Ngãi, như: ram thịt nướng Đuôi Công, don Bà Thể, chè Bà Nghỉ, bánh xèo Bà Thể, bánh giầy bánh gói, cháo lòng… được bày bán từ 9 giờ - 20 giờ (trong 2 ngày 12 - 13.1).

Bên cạnh đó là khu buffet miễn phí hoàn toàn, được mở cửa từ 15 giờ - 20 giờ (trong suốt 2 ngày 12 -13.1) với 15 món dân dã Quảng Ngãi như: bánh xèo, bánh bèo, bánh rập, bún mắm nêm, don, ram bắp, mít trộn..., dự kiến phục vụ khoảng 2.000 người.

Lễ hội sẽ tái hiện không gian chợ chồm hổm, với cảnh mua bán như một phiên chợ quê, cũng là một điểm nhấn trong chương trình, bằng kinh phí hoàn toàn từ nguồn xã hội hóa. Sở Công thương tỉnh Quảng Ngãi còn phối hợp thực hiện 9 gian trưng bày sản phẩm OCOP, đặc trưng Quảng Ngãi như: quế Trà Bồng, tỏi Lý Sơn, mạch nha Mộ Đức, cá bống Sông Trà…

Bờ xe nước 9 bánh do nghệ nhân Mai Văn Quýt (Quảng Ngãi) thực hiện

Bờ xe nước 9 bánh do nghệ nhân Mai Văn Quýt (Quảng Ngãi) thực hiện

Mô hình này được trưng bày tại không gian Đông Hồ Garden (195 - 197 Cao Thắng nối dài, P.12, Q.10, TP.HCM) cho đến khi kết thúc lễ hội và trao tặng lại cho Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi

Mô hình này được trưng bày tại không gian Đông Hồ Garden (195 - 197 Cao Thắng nối dài, P.12, Q.10, TP.HCM) cho đến khi kết thúc lễ hội và trao tặng lại cho Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi

Trước đó, ngày 3.1 Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn đã trực tiếp chủ trì cuộc họp với các sở, ngành bàn công tác chuẩn bị tham gia chương trình Sắc quê Quảng Ngãi tại TP.HCM và cho biết, lãnh đạo tỉnh rất quan tâm và đánh giá cao chương trình này.

Cùng với bờ xe nước 9 bánh và các hoạt động phong phú là đêm nhạc chủ đề Hát với quê hương (diễn ra vào lúc 18 giờ ngày 12.1), do đạo diễn Nguyễn Thái Huân làm tổng đạo diễn, có sự tham gia của các ca sĩ: NSƯT Hồng Vân, Hồ Quỳnh Hương, Nguyễn Phi Hùng, Huỳnh Lợi...

Hát bài chòi Quảng Ngãi cũng sẽ xuất hiện tại lễ hội lần này

Hát bài chòi Quảng Ngãi cũng sẽ xuất hiện tại lễ hội lần này

Đây là dịp khán giả được thưởng thức những ca khúc cảm động viết về mẹ, về phương Nam và dải đất miền Trung "ai đi xa cũng nhớ về": Nhớ mẹ - nhạc Văn Phượng/phổ thơ Nguyễn Ngọc Toàn, Những ngày thơ mộng - nhạc Hoàng Thi Thơ, Đêm rừng thiêng - Dương Quang Hùng, Quảng Ngãi ta về - nhạc Từ Tấn Lực/phổ thơ Vũ Thụy Nhung, Lúng liếng mắt Hơ Rê - Văn Phượng, Nắng gió phương Nam - Nhất Sinh... với sự dẫn dắt của MC Thanh Loan và Vũ Mạnh Cường.

Trong đêm nhạc chủ đề Hát với quê hương còn diễn ra chương trình đấu giá gây quỹ, với 2 vật phẩm: bức tranh sơn dầu Lau trên đèo Violak của NSND Trà Giang (kích thước 60 x 90 cm) với giá khởi điểm 30 triệu đồng và cây trầm thiên nhiên Ngọn yên do Công ty Trầm hương Bình Nghĩa chế tác (cao 2 m, ngang 50 cm, nặng 30 kg) với giá khởi điểm 250 triệu đồng.

Tiếp đó là lễ trao 40 suất học bổng (2 triệu đồng/suất) cho tân sinh viên Quảng Ngãi vượt khó học giỏi. 40 suất học bổng này trích từ Quỹ học bổng Nguyễn Thái Bình của Báo Thanh Niên và Quỹ học bổng Học sinh – sinh viên vượt khó học giỏi của Báo Người Lao Động.

Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng trao tặng 7 chuyến xe tết nghĩa tình (trị giá hơn 200 triệu đồng) cho bà con và sinh viên Quảng Ngãi có hoàn cảnh khó khăn về quê ăn tết.

Có thể bạn quan tâm

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.