Độc đáo chợ phiên ngày Tết trên vùng cao Sơn La

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 đang đến gần. Tại Sơn La các phiên chợ họp những ngày này diễn ra nhộn nhịp, tấp nập kẻ bán người mua.

Một trong những chợ phiên có nhiều người tìm đến ở huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La) là chợ phiên Huổi Cuổi họp năm ngày một lần.

Chợ bày bán nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm, sản phẩm may mặc và các mặt hàng mang đậm những nét văn hóa rất riêng của đồng bào dân tộc Thái.

 
 Chợ phiên Huổi Cuổi ở huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, ngày Tết. (Ảnh: TTXVN phát)
Chợ phiên Huổi Cuổi ở huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, ngày Tết. (Ảnh: TTXVN phát)


Chợ phiên Huổi Cuổi mỗi tháng họp sáu phiên. Đây là chợ phiên nằm gần ngay trung tâm huyện Quỳnh Nhai nên người dân các xã lân cận thường đến đây để mua bán, trao đổi hàng hóa.

Khi trời mới tờ mờ sáng, những người bán hàng đã đến chợ, bày biện hàng hóa. Còn những người đi chợ cũng đến từ rất sớm để tìm mua thực phẩm tươi ngon. Phiên chợ vùng cao những ngày giáp Tết họp từ sáng sớm cho đến khoảng 9 giờ.

Đi chợ phiên cuối năm, mỗi người sẽ cảm nhận được nhiều giá trị văn hóa đặc sắc vẫn được duy trì. Những ngày cận Tết, chợ phiên thường đông người, náo nhiệt hơn song chợ vẫn bày bán chủ yếu các mặt hàng truyền thống, do người dân địa phương sản xuất như váy cóm, khăn piêu, măng, cơm lam...


 

Chợ phiên Huổi Cuổi tấp nập ở huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, ngày Tết. (Ảnh: TTXVN phát)
Chợ phiên Huổi Cuổi tấp nập ở huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, ngày Tết. (Ảnh: TTXVN phát)




Đến chợ phiên những ngày này sẽ thấy khung cảnh kẻ bán người mua tấp nập, nhộn nhịp. Người đi xa quê về chỉ đơn giản ra chợ để chơi xuân, ngắn nhìn những mặt hàng truyền thống quen thuộc. Đi chợ phiên ngày Tết, nhiều người có cảm nhận những thứ vốn đã thuộc về ký ức, bỗng như lại trở về qua từng sạp hàng bày bán các sản phẩm nông sản, nhu yếu phẩm, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của đồng bào dân tộc Thái.

Chợ phiên ở vùng cao đơn giản, người bán đặt các loại hàng hóa lên tấm bạt, người mua sẽ rất dễ dàng chọn lựa. Chợ phiên ngày Tết, ngoài các mặt hàng ngày thường còn bày bán lá dong, lạt, cây quất, cành đào. Không khí Tết làm cả khu chợ vùng cao rộn ràng, vui tươi hơn ngày thường.

Là một tiểu thương kinh doanh tại chợ phiên Huổi Cuổi, ông Phạm Xuân Đức cho biết chợ phiên ngày Tết có đầy đủ các mặt hàng để phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người dân. Chợ rất đông vui, tấp nập.

Tết đến Xuân sang cũng là dịp để mọi người dân vùng cao đến chợ chọn mua các loại giống cây ăn quả về trồng, cầu mong cho một năm mới khởi đầu với nhiều may mắn trong trồng trọt, chăn nuôi. Chợ phiên vùng cao những ngày này nhộn nhịp, đông vui nhưng không quá ồn ào. Đó không chỉ là nơi người dân mua sắm Tết, trao đổi hàng hóa, mà còn là nơi giao lưu, gặp gỡ, tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc.

Có thể nói, đến với chợ phiên vùng cao của đồng bào dân tộc Thái ở Quỳnh Nhai là đến với tình người, tình quê mộc mạc, ấm áp, chân tình. Những phiên chợ vùng cao nơi đây vẫn còn lưu giữ được những nét đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc. Vào những ngày cuối năm, đi một phiên chợ vùng cao mỗi người sẽ cảm nhận rõ hơn không khí mùa xuân đang về.

Nguyễn Cường-Văn Thiệu (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Nét đẹp tặng chữ đầu xuân

Nét đẹp tặng chữ đầu xuân

(GLO)- Mỗi dịp Tết đến Xuân về, người dân Việt lại náo nức với những phong tục truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Trong đó, nét đẹp tặng chữ đầu xuân đã trở thành một truyền thống hiếu học của dân tộc và mang ý nghĩa cầu chúc may mắn, tài lộc, hạnh phúc cho năm mới.

Một dòng huyền tích

Một dòng huyền tích

Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.

Theo dấu sử thi

Theo dấu sử thi

Tôi về xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vào một dịp ngành văn hóa Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lớp truyền dạy hát kể sử thi (khan) cho lớp trẻ.