Độc bản chữ A Đông Dương xinh đẹp và kỳ vĩ đấu giá được 130 triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều 25.1, đại diện Đông A Books cho biết phiên đấu giá độc bản chữ A cuốn sách Đông Dương xinh đẹp và kỳ vĩ (ảnh) đã diễn ra thành công trên fanpage Đông A Gallery và cuốn sách đã thuộc về ông Phương Minh Vũ (một người chơi sách tại Hà Nội) khi “chốt giá” 130 triệu đồng.

Ảnh: Q.TRÂN
Ảnh: Q.TRÂN



Theo đó, ngoài những bản phổ thông phát hành rộng rãi, Đông A Books còn thực hiện độc bản chữ A của cuốn sách và phát hành thông qua hình thức đấu giá online với giá khởi điểm 3 triệu đồng. Cuốn sách được gia công từ tháng 8.2020 đến tháng 1.2021. Toàn bộ bìa được bọc bằng da bò nhập ngoại nguyên tấm, xung quanh có dập hoa văn chìm. Bìa một có khung tên sách làm bằng sơn mài, bìa bốn dập chìm logo Đông A và logo chữ V; còn 4 góc bìa một và bìa bốn có gắn tag đồng. Gáy sách có hoa văn dập chìm, gân gáy nổi; khảm bảng tên sách bằng chất liệu da bò màu xanh rêu đậm khác loại da bò của bìa sách; bụng sách được nhũ vàng thủ công… Sách có triện son của Đông A và ký hiệu sách chữ A.

Được biết, cuốn Đông Dương xinh đẹp và kỳ vĩ giới thiệu 261 bức ảnh của nhiếp ảnh gia người Pháp Pierre Dieulefils, chụp cảnh quan và đời sống tại Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Những bức ảnh này đưa người xem trở lại quá khứ, chiêm ngưỡng vẻ đẹp cách đây hơn 100 năm của các công trình kiến trúc, di tích văn hóa - lịch sử khắp ba miền đất nước và gặp gỡ những chứng nhân một thời...

 

Theo LÊ CÔNG SƠN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Vợ chồng nghệ nhân trẻ Kro-Bier tham gia trình diễn tại Liên hoan cồng chiêng Tây Nguyên năm 2023.

Vợ chồng trẻ đều là nghệ nhân

(GLO)- Giữa núi rừng Đông Trường Sơn có cặp vợ chồng trẻ đều là nghệ nhân, được dân làng yêu mến gọi là “hgei” (người giỏi giang, giỏi nhất) bởi khả năng nổi bật về đan lát, dệt vải và thực hành di sản văn hóa. Đó là vợ chồng anh Kro-chị Bier ở thôn 3, xã Đăk Pơ Pho, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.
Dưới bóng nhà dài

Dưới bóng nhà dài

(GLO)- Ngày trước, nhiều cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên có tập quán ở nhà dài. Dưới bóng nhà dài, cuộc sống của bà con diễn ra thật yên bình, thư thái.
Mở rộng không gian cho di sản

Mở rộng không gian cho di sản

(GLO)- Cuối tuần qua, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm”, “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển” được mở rộng không gian trình diễn. Đây là hướng đi mới nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong bối cảnh hiện nay.

Phục dựng lễ hội: Đòn bẩy phát triển du lịch cộng đồng

Phục dựng lễ hội: Đòn bẩy phát triển du lịch cộng đồng

(GLO)- 5 năm qua, hàng chục lễ hội truyền thống được phục dựng tại các địa phương trong tỉnh Gia Lai. Điều đó cho thấy hệ thống lễ hội của các dân tộc thiểu số vô cùng phong phú, đặc sắc. Đây cũng là tài nguyên vô giá để định hình các sản phẩm du lịch, nhất là loại hình du lịch cộng đồng.
Người khuyết tật tận tâm gìn giữ nghề truyền thống

Người khuyết tật tận tâm gìn giữ nghề truyền thống

(GLO)-

Tuy khiếm khuyết về cơ thể nhưng nhiều người dân tộc thiểu số ở Gia Lai đã nỗ lực vượt lên số phận để cải thiện cuộc sống. Không những thế, họ còn đóng góp tích cực cho việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc mình.

Pleiku có 157 bộ cồng chiêng

Pleiku có 157 bộ cồng chiêng

(GLO)- Trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) hiện có 157 bộ cồng chiêng, 682 nghệ nhân trình diễn cồng chiêng, xoang, 4 nghệ nhân chỉnh chiêng và 27 đội văn nghệ có sử dụng cồng chiêng.
Phụ nữ Đăk Pơ Pho bảo tồn nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ Đăk Pơ Pho bảo tồn nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Tiếng dệt vải bần bật, mạnh và dứt khoát xua tan cái im ắng quanh không gian ngôi nhà rông. Thanh âm của các khung dệt tạo nên giai điệu gần gũi và thân thuộc. Đó là một buổi sinh hoạt trong câu lạc bộ dệt thổ cẩm của phụ nữ xã Đăk Pơ Pho, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.