Doanh thu giảm 40% do Mỹ, EU giảm mua, doanh nghiệp ngành gỗ như ngồi trên đống lửa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản 7 tháng năm 2022 ước đạt 10,42 tỷ USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, đơn hàng xuất khẩu gỗ giảm đang khiến các doanh nghiệp trong ngành gỗ đau đầu.

Xuất khẩu gỗ và lâm sản thu 10,42 tỷ USD trong 7 tháng năm 2022

Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản tháng 7 ước đạt 1,41 tỷ USD, giảm 5,5% so với tháng 6 năm 2022 và giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Tính chung giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản 7 tháng đầu năm 2022 ước đạt 10,42 tỷ USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc tiếp tục là những thị trường xuất khẩu chính, tổng giá trị xuất khẩu tại 5 thị trường ước đạt 9,38 tỷ USD, chiếm 90% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước.

Trong đó, xuất khẩu gỗ và lâm sản sang Mỹ đạt trên 5,84 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ 5,58 tỷ USD, giảm 5,1%.

Xuất khẩu gỗ sang Nhật Bản đạt 1,04 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2021;  xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc đạt 1,161 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo đánh giá của Tổng cục Lâm nghiệp, tăng trưởng xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt thấp so với cùng kỳ năm 2021 và những năm trước đó.

Nguyên nhân chủ yếu do giá nguyên liệu sản xuất và sản phẩm tăng cao (chi phí vật tư sản xuất, vận chuyển tăng mạnh); các quốc gia thắt chặt chính sách tín dụng do lạm phát có xu hướng tăng dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh.

 

Các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đang gặp khó khăn do các đơn hàng giảm. Trong ảnh: Chế biến gỗ tại một doanh nghiệp của tỉnh Bình Dương. Ảnh: TTXVN.
Các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đang gặp khó khăn do các đơn hàng giảm. Trong ảnh: Chế biến gỗ tại một doanh nghiệp của tỉnh Bình Dương. Ảnh: TTXVN.


Kiến nghị các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ

Tại Hội nghị giao ban ngành gỗ quý III/2022 tổ chức tại Đồng Nai chiều 28/7, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, lạm phát tăng cao ở các thị trường Mỹ, châu Âu, Anh đang tác động tiêu cực trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành gỗ.

Khảo sát nhanh đối với 52 doanh nghiệp ngành gỗ mà Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phối hợp với tổ chức Forest Trends tiến hành trong 2 tuần vừa qua cho thấy, trong 45 doanh nghiệp hiện xuất khẩu đi Mỹ có 33 doanh nghiệp cho biết doanh thu hiện tại đã giảm gần 40% so với các tháng đầu năm. Chỉ có 10 doanh nghiệp cho biết doanh thu tăng so với các tháng trước đó, tuy nhiên mức tăng rất nhỏ (11%).

Tại thị trường EU, trong số 38 doanh nghiệp tham gia thị trường này có tới 24 doanh nghiệp cho biết doanh thu hiện giảm trên 41% so với các tháng trước đó. Chỉ có 4 doanh nghiệp cho biết nguồn thu tăng, ở mức 14%.

Tại thị trường Anh, trong 25 doanh nghiệp tham gia thị trường này thì 17 doanh nghiệp thông báo có nguồn thu giảm, ở mức trên 41%.

Khoảng 71% doanh nghiệp cho biết tình hình đơn hàng từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục giảm. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, với tình hình thị trường như hiện nay, 44% doanh nghiệp cho rằng nguồn thu của doanh nghiệp sẽ giảm khoảng 44% trong cả năm 2022.

"Các doanh nghiệp hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn về vốn, chi phí cho người lao động, nguyên liệu đầu vào. Nhiều doanh nghiệp cũng đang tiến hành các biện pháp giảm thiểu khắc phục, bao gồm giảm quy mô sản xuất, chuyển đổi mặt hàng, chuyển đổi thị trường" - ông Lập nói.

Ông Võ Quang Hà, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai cho biết, nằm trong khó khăn chung của các doanh nghiệp ngành gỗ, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ của Đồng Nai cũng đang gặp nhiều khó khăn khi đơn hàng giảm.

"Qua khảo sát nhanh chúng tôi thấy, trong tháng 7, giá các sản phẩm gỗ xuất khẩu giảm 30%, cả thị trường nội địa cũng giảm, doanh thu của nhiều doanh nghiệp giảm 1 nửa, thậm chí một vài doanh nghiệp đóng cửa" - ông Hà nêu một thực tế và lo ngại "khả năng tháng 8 còn tệ hơn".

Ông Hà hy vọng, khi các nhà buôn lớn trên thế giới giải quyết được lượng hàng tồn kho lớn sẽ đặt hàng trở lại.

Thay mặt các doanh nghiệp, ông Hà kiến nghị các ngân hàng tạo điều kiện giãn nợ, giảm lãi suất, gia hạn vay, giảm chi phí container, đồng thời thiết kế gói cứu trợ doanh nghiệp"-ông Hà nói.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) cho biết, các doanh nghiệp ngành gỗ rất mong ngành ngân hàng giảm lãi suất, giãn nợ, khoanh nợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn này.

https://danviet.vn/doanh-thu-giam-40-do-my-giam-mua-doanh-nghiep-nganh-go-nhu-ngoi-tren-dong-lua-20220728114135479.htm
 

Theo K.Nguyên (Dân Việt)

 

 

Có thể bạn quan tâm

Ra mắt Hiệp hội Cửa Việt Nam tỉnh Gia Lai

Ra mắt Hiệp hội Cửa Việt Nam tỉnh Gia Lai

(GLO)- 

Tối 16-9, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace, Hiệp hội Cửa Việt Nam tỉnh Gia Lai long trọng tổ chức lễ ra mắt và chính thức đi vào hoạt động. Dự buổi lễ có ông Ngô Quốc Huân-Chủ tịch Hiệp Hội Cửa Việt Nam; lãnh đạo Hiệp hội Cửa Việt Nam tỉnh Gia Lai và khoảng 600 hội viên của Hiệp hội.

Lật tẩy đường dây nhập lậu điều, chiếm đoạt hơn 120 tỷ đồng thuế

Lật tẩy đường dây nhập lậu điều, chiếm đoạt hơn 120 tỷ đồng thuế

Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam (Đội 3) thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan vừa bóc trần thủ đoạn gian dối của một doanh nghiệp tại Bình Dương khi khai báo nhập khẩu 78.000 tấn điều để sản xuất xuất khẩu nhưng lại bán vào thị trường nội địa để trốn thuế, với số tiền chiếm đoạt hơn 120 tỷ đồng.
Kiến tạo các thị trường hiệu quả

Kiến tạo các thị trường hiệu quả

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, 'sức khỏe' doanh nghiệp vẫn chưa được cải thiện khi từ đầu năm 2023 đến nay số doanh nghiệp trong cả nước rời khỏi thị trường tiếp tục gia tăng, bình quân mỗi tháng có đến 16.200 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Trong bối cảnh hiện nay, rất cần kiến tạo được các thị trường vận hành hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu phát triển.
Người dân thực hiện các TTHC tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: 5 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực ODA và viện trợ không hoàn lại

(GLO)-

Ngày 25-8, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 826/QĐ-UBND về việc công bố Danh mục gồm 1 thủ tục hành chính (TTHC) mới; 4 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đầu tư bằng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Việt Nam thăng hạng trong thu hút FDI

Việt Nam thăng hạng trong thu hút FDI

Không chỉ tăng vọt về vị thứ trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn cầu, dòng vốn ngoại vào Việt Nam đã có nhiều cải thiện mạnh mẽ về chất trong nhiều năm trở lại đây.