Dịu dàng Phố núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Dịu dàng biết bao những cơn gió nhẹ Phố núi. Bên hồ Diên Hồng thơ mộng, tôi ngắm nhìn những người tản bộ trên cây cầu như sợi chỉ vàng giăng ngang tán lá, như cầu nối khát khao và ước vọng. Pleiku vẫn vậy, Phố núi vẫn bình yên thế.
Mười năm không trở lại, nét dịu dàng của cao nguyên không làm tôi ngạc nhiên như trước. Người bạn đi cùng mở điện thoại và đọc: “Tốc độ đô thị hóa của TP. Pleiku khoảng 79%”. Nhà cửa được xây dựng hiện đại, cơ sở hạ tầng cũng dần được nâng cấp khiến Pleiku ngày nay mang vẻ năng động, hội nhập. Nhưng chính nét dịu dàng mới níu chân du khách. Sáng sớm, gió thu xôn xao, tôi thường đi ra bờ hồ để hít căng thứ không khí trong lành, đượm mùi hoa cỏ. Pleiku hiện đại mà vẫn thiên nhiên. Pleiku hiểu mình, hiểu người để phát triển. Muôn nơi tìm đến, Phố núi gọi mời, cùng chung sức đưa hình ảnh của thành phố ngày càng năng động, hấp dẫn hơn. Đó là những gì tôi nghĩ đến mỗi khi nói về Phố núi Pleiku, thôi thúc tôi viết nên những dòng cảm nhận này. 
 Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Tôi rảo bước trên khu phố mới Hoa Lư-Phù Đổng, ngạc nhiên vì sự thay đổi đã thấm đẫm nơi đây. Màu xanh vẫn đây, cây cối vẫn đó nhưng hạ tầng đã được quy hoạch đàng hoàng. Quảng trường Đại Đoàn Kết có không gian trong lành rộng mở, nơi mà không chỉ người dân mà cả du khách cũng gọi là trái tim của Pleiku. Tôi liên tưởng đến những người đi dạo quảng trường Ba Đình, rồi cảm nhận không khí và cái hồn nơi đây. Cảm giác thật khác lạ, lắng đọng mà sâu thẳm, bình dị và an nhiên. Giữa khí hậu trong lành, ngắm nhìn tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên, tôi-một người con miền Bắc-thấu cảm hơn tâm hồn của Phố núi. Đó cũng là điều vô cùng đặc biệt trong cuộc sống này vậy.
Lòng tôi chợt ngân lên một giai điệu: “Em đẹp thế Pleiku ơi, trái tim tôi muốn vỡ tan rồi”. Là bởi vẻ đẹp của thiên nhiên và văn hóa, của chính con người Phố núi đã biến nơi đây thành một điểm đến đáng trải nghiệm. Có người nói rằng trong sự hòa nhập đang là xu thế thì việc đi tìm một đô thị đặc hữu là điều không gì thú vị hơn. Tôi đã tìm thấy điều đó ở Pleiku.
Phố núi ngày nay vẫn mang trong mình nhiều chứng tích lịch sử cùng những nét văn hóa truyền thống độc đáo, nhưng chính vẻ hiện đại mà dung dị cũng góp phần không nhỏ tạo nên một Pleiku sống động. Thời nào, người đó, giới trẻ bây giờ có thể đơn giản đến Pleiku chỉ để nghỉ ngơi, du lịch, hâm nóng tình yêu bằng một tách cà phê. Lại nói đến cà phê Phố núi. Đó là thứ cà phê quyến rũ, đượm nồng, như một cán cân giúp cân bằng giữa mệt mỏi và bình yên, giữa lo toan và thư thái. Tôi yêu Pleiku cũng một phần vì ly cà phê đó, nó có chất, có hồn, đậm tình thương mến.
Đứng giữa thủ đô, nhớ về Phố núi với lòng cảm mến và mộng ước. Đời đơn giản là vậy, là nhớ, là mong được đến, được sống trong cảm giác rộn ràng, giữa những vẻ đẹp đơn sơ của cuộc sống.
 ĐINH THÀNH TRUNG

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.