Đinh Vin "truyền lửa" cồng chiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Với niềm đam mê nghệ thuật cồng chiêng, anh Đinh Vin (SN 1980, làng Pơ Bah Ktu, xã An Trung, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) đã tích cực truyền dạy cách đánh cồng chiêng, múa xoang cho thanh-thiếu niên để lưu giữ văn hóa truyền thống của dân tộc.
Chúng tôi về thăm làng Pơ Bah Ktu vào đầu tháng 11 khi lúa rẫy đang chín vàng. Tiếp chúng tôi tại phòng khách với những bộ chiêng, trống sắp xếp ngay ngắn, anh Đinh Vin nói: “Thu hoạch xong lúa rẫy cũng là lúc dân làng Bahnar mình chuẩn bị vào mùa lễ hội. Những bộ cồng chiêng này lại được dịp ngân vang”.
Kể về cái duyên đến với cồng chiêng của mình, anh Vin thổ lộ: Lúc còn nhỏ, anh được thưởng thức giai điệu ngân nga của tiếng cồng, tiếng chiêng mỗi khi vào mùa lễ hội. Anh muốn tự mình được tham gia diễn tấu nhạc cụ. Rồi anh xin các cụ lớn tuổi trong làng chỉ dạy cho mình. Với đức tính ham học hỏi, nhạy cảm trong các kỹ năng đánh chiêng, thỉnh âm nên anh nhanh chóng nắm bắt các kỹ thuật đánh chiêng cơ bản và được người già trong làng tin tưởng truyền dạy các bài chiêng truyền thống. Sự miệt mài luyện tập và tiến bộ nhanh chóng của anh đã nhận được cái gật đầu ưng ý của người già, bố mẹ tự hào, dân làng trầm trồ. Từ đó, anh bắt đầu gia nhập đội văn nghệ địa phương. Năm 1995, anh cùng các thành viên đội văn nghệ xã An Trung đạt giải nhất tại hội thi văn hóa do Huyện Đoàn tổ chức.
Sau khi lập gia đình, anh dành thời gian sưu tầm và vận động dân làng không bán cồng chiêng. Trước đây, bà con thường bỏ chiêng ngoài sân hoặc trong vườn dẫn đến hư hỏng, bị mất. “Sau khi hiểu sự việc, mình cùng già làng đứng ra vận động, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, bảo quản. Khi mình phân tích cho mọi người hiểu cồng chiêng là vật quý của dân tộc, người dân trong làng bắt đầu ý thức đem vào nhà cất giữ”-anh Vin chia sẻ.
Anh Đinh Vin bên những bộ chiêng của gia đình. Ảnh: R’Ô HOK
Anh Đinh Vin bên những bộ chiêng của gia đình. Ảnh: R’Ô HOK
Bà Nguyễn Thị Phượng-Chủ tịch UBND xã An Trung: “Anh Đinh Vin có nhiều đóng góp trong công tác giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Bahnar. Anh cũng là điển hình trong phát triển kinh tế, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và tích cực vận động bà con chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”.
Hiện anh Vin đang sở hữu 4 bộ chiêng, trong đó có 2 bộ chiêng Grong, 1 bộ chiêng Hri, 1 bộ chiêng Plao và các loại nhạc cụ truyền thống khác như: đàn t’rưng, đàn goong... Nhiều năm qua, anh Vin còn truyền dạy cồng chiêng cho thanh-thiếu niên trong làng. Hiện anh đang hướng dẫn 1 lớp học đánh cồng chiêng, hát dân ca, diễn tấu nhạc cụ với 30 học viên là thanh-thiếu niên ở địa phương. Nhờ sự chỉ dạy tận tình, nhiều học trò của anh đạt thành tích cao trong các cuộc thi do địa phương tổ chức. Lần gần nhất, tại Liên hoan cồng chiêng, hát dân ca và diễn tấu nhạc cụ dân tộc thanh thiếu nhi huyện Kông Chro năm 2021, em Đinh Thị Trán (15 tuổi, làng Pơ Bah Ktu) đạt giải nhì về hát dân ca. Trước đó, anh Đinh Hnơnh (cùng làng) đạt giải nhất về diễn tấu cồng chiêng năm 2020. Em Đinh Linh-thành viên đội cồng chiêng của Trường THCS Dân tộc Nội trú Kông Chro-cho biết: “Lúc rảnh rỗi, em cùng các bạn trong đội cồng chiêng của trường thường đến nhờ chú Đinh Vin hướng dẫn tập luyện đánh chiêng sao cho hay. Em sẽ nỗ lực học thêm các loại nhạc cụ khác để chơi cho thành thục”.
Anh Vin cho hay: Mỗi bộ chiêng có âm thanh, giai điệu khác nhau. Trong đó, chiêng Hri có âm thanh vang, trong trẻo, nhịp điệu vui tươi, sôi nổi. Đây cũng là loại chiêng có thể đánh hòa tấu từ dân ca cho đến các bài hát hiện đại và có thể phối hợp với các nhạc cụ như: đàn t’rưng, đàn goong... Vì vậy, loại này được đông đảo thanh niên chọn lựa để học. 
Với vai trò Trưởng thôn Pơ Bah Ktu, anh Vin cũng thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xóa bỏ tập tục lạc hậu để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Từ sự đóng góp của mình, tại Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II-2020, anh được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2010-2020; Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen trong việc triển khai thực hiện chính sách dân tộc ở địa phương giai đoạn 2014-2019; Trưởng ban Dân tộc tỉnh tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết các dân tộc giai đoạn 2014-2019.
R’Ô HOK

Có thể bạn quan tâm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.