Nghệ nhân Ưu tú Nay Dri đắm đuối với cồng chiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhận thấy được nguy cơ lớp trẻ dần xa rời nghệ thuật truyền thống, Nghệ nhân Ưu tú Nay Dri (buôn Sô Ma San, xã Ia Ma Rơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã tích cực truyền dạy nghệ thuật cồng chiêng cho thanh-thiếu niên trên địa bàn. 
Đến thăm nhà Nghệ nhân Ưu tú Nay Dri, chúng tôi vô cùng ấn tượng khi nhìn thấy khắp nơi trong nhà trưng bày những bộ chiêng quý. Ông cho biết: Những bộ chiêng này hầu hết là của người dân từ các nơi gửi về nhờ ông chỉnh âm. Rồi ông tỉ mỉ giới thiệu từng bộ chiêng.
Ông nhớ lại: “Thuở nhỏ, mình được theo ông và bố đi biểu diễn chiêng ở nhiều nơi, lâu dần âm thanh cồng chiêng như thấm vào máu của mình. Nếu không nghe tiếng chiêng thì buồn lắm”.
Vốn thông minh, nhanh nhẹn lại được sự chỉ bảo tận tình của ông và bố, ngay từ nhỏ, Nay Dri đã có thể diễn tấu những bài chiêng khó một cách thành thạo. Ông nói vui: “Hồi đó, con trai không biết đánh chiêng là con gái nó không thích đâu”. Nói đến đây, giọng ông bỗng chùng xuống: “Giờ thì khác rồi, lũ con trai, con gái trong làng không còn nhiều đứa mê tiếng chiêng nữa. Chúng thích nhạc cải tiến, hiện đại hơn”. 
Nghệ nhân Ưu tú Nay Dri đang chỉnh chiêng. Ảnh: Đinh Tùng
Nghệ nhân Ưu tú Nay Dri đang chỉnh chiêng. Ảnh: Đinh Tùng
Sự ưu tư của Nghệ nhân Nay Dri cũng dễ hiểu bởi trước xu thế hội nhập sâu rộng của đời sống xã hội, các dòng nhạc, điệu nhảy tân thời có vẻ như đang có sức cuốn hút lớp trẻ ở buôn làng nhiều hơn. Nhận thấy được nguy cơ lớp trẻ dần xa rời với nghệ thuật truyền thống, Nghệ nhân Ưu tú Nay Dri đã tích cực truyền dạy nghệ thuật cồng chiêng cho thanh-thiếu niên trên địa bàn. Cuối năm 2020, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Ia Pa đã khai giảng 2 lớp truyền dạy cồng chiêng cho 64 học sinh Trường THCS Phan Bội Châu (xã Ia Ma Rơn), Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp (xã Pờ Tó). Nghệ nhân Nay Dri phối hợp cùng Nghệ nhân Ưu tú Nay Phai đã truyền dạy những kỹ năng, điệu thức, cách diễn tấu cồng chiêng dùng trong dịp lễ hội. Kết thúc khóa học, các học viên có thể diễn tấu thành thục 4-5 bài chiêng truyền thống.
Bên cạnh đó, Nghệ nhân Ưu tú Nay Dri còn lặn lội xuống các tỉnh Bình Định, Quảng Nam để mua lại những bộ chiêng cũ rồi về chỉnh âm để lưu giữ cho các thế hệ con cháu mai sau. Tiếng lành đồn xa, người Jrai, Bahnar, Ê Đê ở các nơi tìm đến ông để học hỏi và nhờ chỉnh chiêng. Những lần như thế, ông đều vui vẻ nhận lời. Với ông, tiếng chiêng là nhịp tim, hơi thở cuộc sống vậy. Những bộ chiêng qua tay ông chỉnh sửa như được sống lại. Nghệ nhân Nay Dri cho biết: “Khi úp mặt chiêng xuống là chỉnh tiếng cao, bổng. Lúc chỉnh tiếng thấp, trầm thì ngửa chiêng ra, dùng búa gõ nhẹ theo đường vòng trong từ ngoài vào trong và các tâm điểm để kéo tiếng chiêng theo ý muốn”.
Ngoài ra, ông còn được mời đi biểu diễn trong các dịp lễ hội như: đêm hội cồng chiêng, lễ cầu mưa, lễ mừng lúa mới… Ông được mời truyền dạy nghệ thuật chỉnh chiêng cho thanh-thiếu niên nhiều nơi trên địa bàn các huyện lân cận.
Với những đóng góp trong việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, năm 2015, ông Nay Dri được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú.
ĐINH TÙNG

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...