Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc lấy từ mỡ bụng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh thoái hóa khớp thường gặp nhất. Thoái hóa khớp gối gây đau đớn, khó khăn đứng lên, đi lại, có thể dẫn đến tàn phế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Trước những mối quan tâm của nhiều người về bệnh lý thoái hóa khớp gối và phương pháp điều trị, giáo sư - bác sỹ Tatsunao Sugiura (Chủ tịch tập đoàn Bệnh viện Nexwel Nhật Bản) Ủy viên Hiệp hội chăm sóc y tế Nhật Bản, một trong những chuyên gia đầu ngành về huyết học và nuôi cấy tế bào gốc đã có buổi giới thiệu về những tiến bộ mới nhất trong điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp tế bào gốc, tại Hà Nội.

 
Giáo sư - bác sỹ Tatsunao Sugiura. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Giáo sư - bác sỹ Tatsunao Sugiura. (Ảnh: PV/Vietnam+)



Giáo sư Tatsunao Sugiura cho biết, phần lớn nguyên nhân đau đầu gối ở nhiều người bệnh là do sụn khớp bị bào mòn. Các phương pháp điều trị hiện nay là tiêm hyaluronic axit để giảm đau, nếu không thể hồi phục sẽ tiến hành phẫu thuật khớp nhân tạo. Tuy nhiên, có nhiều người lo ngại về khớp nhân tạo và cũng nhiều người khó có thể tiến hành phẫu thuật. Hiện nay tái tạo sụn khớp bằng tế bào gốc thường được nhiều người thử trước khi sử dụng khớp nhân tạo.

Theo điều tra sau điều trị tại Bệnh viện Nexwel Nhật Bản, trong số hơn 10.000 bệnh nhân điều trị, có hơn 83% trả lời rằng giảm đau rõ rệt khi áp dụng phương pháp này, giảm hết đau từ 2 tuần đến một tháng sau khi tiêm.

Bác sỹ Tatsunao Sugiura phân tích, ưu điểm của điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc là khả năng tiếp cận trực tiếp vào chỗ viêm và sụn khớp - nguyên nhân của đau khớp gối, cụ thể là tiêm tế bào gốc vào khớp giúp ức chế chỗ viêm và thúc đẩy phục hồi phần sụn khớp. Điểm thứ 2 là điều trị bằng các tế bào lấy từ chính cơ thể người bệnh nên tính an toàn cao.

Tế bào gốc được chia thành 4 nguồn chính, đó là tế bào gốc phôi, tế bào gốc thai, tế bào gốc từ dây rốn và tế bào gốc từ người trưởng thành. Trong đó, việc sử dụng tế bào gốc nguồn gốc từ người trưởng thành là khả thi nhất. Tế bào gốc ở người trưởng thành hiện diện ở nhiều cơ quan như tủy xương, máu ngoại vi, não bộ, gan, tụy, da cơ...

Trước đây, việc lấy tế bào gốc chủ yếu ở tủy xương và máu ngoại vi nhưng số lượng thường ít, do đó hoặc phải lấy rất nhiều tủy xương hay máu, hoặc cần nuôi cấy để đạt được số lượng tế bào cần thiết.

Ngày nay, một số nghiên cứu cho thấy lấy tế bào gốc nguồn gốc mô mỡ là một biện pháp tối ưu: mô mỡ, đặc biệt mỡ bụng có rất nhiều tế bào gốc, không phải nuôi cấy phức tạp mà vẫn có thể lấy đủ số lượng tế bào gốc phục vụ điều trị, lấy mỡ bụng rất đơn giản, chỉ cần gây tê tại chỗ vùng bụng mà hầu như không gây ảnh hưởng cho bệnh nhân.

Thùy Giang (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.