Điều tra các DN nộp tiền trong vụ "quỹ đen"ở Cục Đường thuỷ nội địa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ GTVT vẫn đang chờ kết quả điều tra của Cơ quan điều tra xác minh làm rõ hành vi của các doanh nghiệp liên quan tới việc nộp tiền vào “quỹ đen”, khi nào có kết quả Bộ GTVT sẽ công bố.
Việc Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Trần Đức Hải, nguyên Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, vì liên quan tới việc lập “quỹ đen” từ việc nhận tiền của các nhà thầu dự án, nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin điều tra về 15 doanh nghiệp nộp tiền khiến nhiều người băn khoăn, vì sao vẫn chưa khởi tố 15 doanh nghiệp này?
 
Bị can Trần Đức Hải, nguyên Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Ảnh Bộ Công an).
Cụ thể, kết luận của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về việc xác minh những thông tin phản ánh liên quan tới việc cục Đường thủy nội địa Việt Nam lập “quỹ đen” từ việc thu phần trăm giá trị các gói thầu, đã được Bộ GTVT đã chuyển toàn bộ hồ sơ tới Bộ Công an để điều tra làm rõ vụ việc.
Khi làm việc với Tổ xác minh Bộ GTVT, ông Trần Đức Hải, Phó Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam, đã chỉ đạo ông Phạm Văn Thông nhận tiền của 15 nhà thầu vào cuối năm 2015 và đầu năm 2016.
Đến nay, Cơ quan CSĐT (Bộ Công an) đã quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Trần Đức Hải, sinh năm 1961, nguyên Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Trước những thông tin vì sao vẫn chưa khởi tố 15 doanh nghiệp nộp tiền? trao đổi với PV Dân Việt, một lãnh đạo Bộ GTVT cho biết: “Hiện nay, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an vẫn đang tiến hành điều tra xác minh làm rõ về hành vi của 15 doanh nghiệp liên quan tới vụ việc “quỹ đen” ở Cục Đường thuỷ nội địa”.
Vị này cho hay: “Hiện việc xử lý những doanh nghiệp này, Bộ GTVT vẫn đang chờ vào kết quả điều tra của Cơ quan điều tra. Khi nào có kết quả của Cơ quan điều tra thì Bộ GTVT mới công bố được”.
Trong khi đó, trao đổi với PV Dân Việt, ông Lê Thanh Hà, Chánh Thanh tra Bộ GTVT, cho biết: "Cơ quan chức năng đã có văn bản ý kiến về việc này. Bộ GTVT đã giao cho Cục Quản lý Xây dựng xử lý theo quy định".
 
Cục Đường thuỷ nội địa.
Theo kết luận của Bộ GTVT danh sách 15 doanh nghiệp liên quan tới việc nộp tiền vào “quỹ đen” gồm: Công ty tư vấn GTCC Hải Phòng: 628.106.364 đồng, người nộp tiền là ông Đỗ Đức Thịnh, chức vụ nhân viên (tại trang 01 bản photocopy do báo chí cung cấp có chữ ký của ông Đỗ Đức Thịnh).
Công ty Đất Việt: 258.833.182 đồng, người nộp tiền là ông Đỗ Đức Thịnh, chức vụ nhân viên (tại trang 02 bản photocopy do báo chí cung cấp có chữ ký của ông Đỗ Đức Thịnh).
Công ty FS: 27.900 USD, người nộp tiền là ông Đinh Văn Phượng (tại trang 03 bản photocopy do báo chí cung cấp, không có chữ ký của ông Đinh Văn Phượng). Công ty QLĐTNĐ số 2: 200, người nộp tiền Vũ Huy Thê, chức vụ Phó Giám đốc (tại trang 04 bản photocopy do báo chí cung cấp, không có chữ ký của ông Vũ Huy Thê).
Công ty QLĐTNĐ số 6: "140.000.000 đồng", người nộp tiền là ông Định, chức vụ Giám đốc (Tại trang 05 bản photocopy do báo chí cung cấp, không có chữ ký của ông Định, theo báo cáo của ông Đỗ Hữu Huynh, Giám đốc mới, cho biết ông Định đã chết do bệnh tật từ tháng 9/2017).
Công ty QLĐTNĐ số 7: “90,0 đồng”, người nộp tiền là ông Trần Văn Thanh, chức vụ Phó Giám đốc (Tại trang 06 bản photocopy do báo chí cung cấp, không có chữ ký của ông Trần Văn Thanh).
Công ty tư vấn Việt Hà: “191.400.000 đồng”, người nộp tiền là ông Nguyễn Mạnh Hà, chức vụ Giám đốc (Tại trang 07 bản photocopy do báo chí cung cấp, có chữ ký. Nhưng, nhiều khả năng không phải chữ ký của ông Hà, qua so sánh chữ ký mẫu, bằng mắt thường có rất nhiều khả năng có dấu hiệu ngụy tạo chứng cứ pháp lý).
Công ty tư vấn Sơn Hà: “187.000.000 đồng”, người nộp tiền là ông Trần Quốc Luận, chức vụ Giám đốc (Tại trang 08 bản photocopy do báo chí cung cấp, không có chữ ký của ông Trần Quốc Luận).
Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng công trình thủy: “321.000.000 đồng”, người nộp tiền là ông Nguyễn Văn Bộ, chức vụ Phó Giám đốc (Tại trang 09 bản photocopy do báo chí cung cấp, có chữ ký của ông Nguyễn Văn Bộ).
Công ty HCC và Công ty ALPHA: “180.000.000 đồng”, người nộp tiền là ông Lê Đình Nguyên, chức vụ Phó Giám đốc (Tại trang 10 bản photocopy do báo chí cung cấp, không có chữ ký của ông Lê Đình Nguyên ở cuối trang, nhưng có chữ ký của ông Lê Đình Nguyên ở mục 100.000.000 A. Long).
Trung tâm tư vấn Đại học Hàng hải Việt Nam: “662.366.106 đồng”, người nộp tiền là ông Phạm Văn Trung, chức vụ Giám đốc (Tại trang 11 bản photocopy do báo chí cung cấp, có chữ ký ở cuối trang. Nhưng, nhiều khả năng không phải chữ ký của ông Trung, bằng mắt thường có rất nhiều khả năng có dấu hiệu ngụy tạo chứng cứ pháp lý).
Công ty tư vấn 89: “330.000.000 đồng”, người nộp tiền là ông Lê Anh Dũng, chức vụ Giám đốc (Tại trang 12 bản photocopy do báo chí cung cấp, có chữ ký của ông Lê Anh Dũng.
Công ty Thịnh Phát: “140.000.000 đồng”, người nộp tiền là ông Biện Trường Thao, chức vụ Chủ tịch HĐQT (Tại trang 13 bản photocopy do báo chí cung cấp, không có chữ ký của ông Biện Trường Thao.
Công ty cổ phần QLĐTNĐ Thanh Hóa: “500.000.000 đồng”, người nộp tiền là ông Hoàng Văn Huy, chức vụ Giám đốc (Tại trang 14 bản photocopy do báo chí cung cấp, không có chữ ký của ông Hoàng Văn Huy. Công ty Lũng Lô: “424.000.000 đồng”, Công ty xây dựng Lũng Lô, nhưng không có chữ ký của ai.
Trước đó vào tháng 10.2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Phạm Văn Thông, nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án đường thủy nội địa, về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại Điều 356 Bộ Luật hình sự năm 2015 để điều tra, làm rõ một số nghi vấn liên quan đến "quỹ đen" tại Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

Tiếp đến vào tháng 12.2018, Cơ quan điều tra khởi tố thêm ông Vũ Mạnh Hùng, Quyền Trưởng phòng Kế hoạch - Đầu tư, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại Điều 356, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Thế Anh (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy Đường An Khê triển khai vụ ép mía 2024-2025. Ảnh: Ngọc Minh

Nhà máy Đường An Khê triển khai vụ ép mía 2024-2025

(GLO)- Sáng 27-11, Nhà máy Đường An Khê (tỉnh Gia Lai) triển khai công tác chuẩn bị vào vụ ép mía 2024-2025; phát động ký cam kết chấp hành các quy định của pháp luật về an ninh trật tự, bảo đảm an toàn giao thông đối với Nhà máy Đường An Khê, cá nhân kinh doanh vận tải niên vụ mía 2024-2025.