Điều gì xảy ra khi mắc Covid-19 và cúm cùng một lúc?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những người bị nhiễm COVID-19 cùng lúc với cúm phải đối mặt với tình trạng chức năng phổi bị ảnh hưởng lâu dài.
Khi mùa cúm tới gần, các bác sĩ và nhân viên y tế tại Mỹ đang phải đối mặt với viễn cảnh hệ thống y tế bị quá tải bởi căn bệnh này và COVID-19. Mặt khác, các nhà nghiên cứu lại quan ngại về những trường hợp không may mắc phải cả 2 loại virus cùng một lúc.
“Việc mắc cả cúm lẫn COVID-19 trong một thời điểm hoàn toàn có thể xảy ra, nó thực sự là một thảm họa với hệ miễn dịch của cơ thể con người. Thực tế thì việc mắc một trong 2 loại virus có thể dẫn tới mắc luôn loại còn lại vì sức đề kháng của bạn bị suy giảm rõ rệt.
Cả virus cúm lẫn COVID-19 đều có khả năng tấn công vào phổi, gây ra viêm phổi, tràn dịch phổi hoặc suy hô hấp. Nghiêm trọng hơn, mỗi loại virus này cũng có thể gây ra nhiễm trùng máu, tổn thương tim hay viêm tế bào não. Nếu mắc cả cúm lẫn COVID-19, các cơ quan trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng lâu dài và khó có thể phục hồi về trạng thái ban đầu” – Tiến sĩ Michael Matthay, Giáo sư Đại học California chia sẻ. 

Mắc cả COVID-19 lẫn cúm 1 lúc ảnh hưởng nghiêm trọng tới phổi. Ảnh: AFP
Mắc cả COVID-19 lẫn cúm 1 lúc ảnh hưởng nghiêm trọng tới phổi. Ảnh: AFP
“Hai loại virus kết hợp với nhau có thể gây ra tổn thương lớn cho phổi, dẫn tới tình trạng suy hô hấp. Không nhất thiết phổi bạn ngừng hoạt động, mà là phổi không thể cung cấp đủ oxy vào máu, đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Nếu không được điều trị nhanh chóng, suy hô hấp còn có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác” - Viện Tim, Phổi quốc gia Mỹ cảnh báo. 
Tuy vậy, hiện tại vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào về ảnh hưởng của cả 2 loại virus lên cơ thể con người cùng một lúc. Nguyên nhân được cho là do đại dịch COVID-19 nổ ra sau mùa cúm năm ngoái tại Mỹ nên chưa có dữ liệu về trường hợp nào mắc cả 2 chứng bệnh này.
Làm thế nào để biết người bệnh có mắc cả COVID-19 lẫn cúm một lúc?
“Triệu chứng của cúm và COVID-19 khác giống nhau nên người bình thường rất khó phân biệt được chúng. Cả 2 loại virus đều khiến người bệnh bị sốt, ho, khó thở hay đau nhức cơ thể. Một số trường hợp còn xuất hiện tiêu chảy, nhưng sự khác biệt rõ ràng nhất là COVID-19 có thể gây ra mất vị giác.
Tuy nhiên, hơn một nửa trường hợp mắc COVID-19 đều không có triệu chứng nào, nên ngay khi bạn cảm thấy mình đã mắc cúm, nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xét nghiệm. Các trung tâm y tế công cộng đều đã được trang bị một bộ xét nghiệm có khả năng kiểm tra được cả 2 loại virus cùng lúc” – Đại diện Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết.
TRÚC LY (THEO CNN/LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.