Điệu buồn hri

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian dần đưa những người biết hát kể sử thi (hri-theo cách gọi của người Jrai) về phía bên kia ngọn núi cuộc đời. Cuộc sống bề bộn lo toan cũng cuốn những pho sử thi trôi vào quên lãng. Nếu không kịp thời níu giữ, thế hệ sau sẽ thực sự quên lãng loại hình diễn xướng văn nghệ dân gian độc đáo này.
Đi tìm hri
Tôi mừng như bắt được vàng khi thấy tên ông Rơ Mah Chuch (làng Kênh Săn) và Rơ Mah Thú (làng Kênh Hmek, xã Ia Le, huyện Chư Pưh) in trong một cuốn sách về văn hóa Tây Nguyên. Họ đều là những người nắm giữ nhiều nhất những bài hri của dân tộc Jrai vùng này. Theo chân chị Ksor HHồng-cán bộ văn hóa-xã hội và chị Siu HAn-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ia Le, chúng tôi đi tìm “báu vật nhân văn sống” giữa những ngày Tây Nguyên mưa gió bời bời.
 Ông Rơ Mah Thú (bìa phải) vẫn còn nhớ nhiều bài hri. Ảnh: P.L
Ông Rơ Mah Thú (bìa phải) vẫn còn nhớ nhiều bài hri. Ảnh: P.L
Nghệ nhân Rơ Mah Thú (SN 1950) sống cùng một người cháu trong ngôi nhà gỗ nhỏ nép mình dưới tán me cổ thụ xanh mướt. Khác với lúc đầu gặp mặt có phần gượng gạo, khi nhắc đến các bài hri, ông Thú liền hồ hởi khiến không khí rôm rả hơn hẳn. Không giỏi tiếng Kinh, ông Thú nói tiếng Jrai và chị Hồng phiên dịch lại cho chúng tôi. Ông kể, ngày còn nhỏ, ông đã mê những đêm già làng hát kể sử thi. Câu chuyện về các vị thần, cuộc giao tranh giữa người với loài ác thú mà phần thắng lúc nào cũng nghiêng về bên chính nghĩa như tiếp thêm sức mạnh, sự dũng cảm cho người nghe. Các pho truyện cứ thế khắc sâu vào trí nhớ của ông Thú. Dần dà, lúc rảnh rỗi hay những đêm trăng ở nhà rông, trên rẫy, ông kể lại cho mọi người cùng nghe. Nhờ chất giọng khỏe khoắn, âm vang cùng cách kể có duyên, lôi cuốn mà dân làng ai nấy đều say sưa theo dõi câu chuyện. Các pho sử thi Hbia Jing Cheng, Hbia Boh Mơnú hay Rman Dăn, Sôk Bôk… đã được ông kể không biết bao nhiêu lần và lần nào cũng thu hút rất đông người nghe, từ đêm này qua đêm khác. 
 Ông Rơ Mah Chuch (SN 1935) cũng được dân làng quý trọng bởi năng khiếu trên. Ngoài ra, ông còn thuộc nhiều làn điệu dân ca Jrai cổ. Dù đã 84 tuổi nhưng ông vẫn rất khỏe khoắn. Khi chúng tôi đến thì ông đã đi bộ chừng nửa đường lên rẫy. Người cháu sau đó phải chạy xe máy để chở ông về gặp chúng tôi. Ngồi bên bậu cửa, ông Chuch cố gắng nhớ lại không khí huyền ảo của những đêm dài kể sử thi bên bếp lửa. “Tôi biết các bài hri là nhờ được nghe cha kể lại. Các hri Dam Giông, HBia Djrao được mọi người thích nhất. Ngày trước, cứ đến tối là người làng lại tập trung, người nhóm bếp, người đem rượu, tôi kể cả đêm dài nhưng không ai thấy buồn ngủ cả…”-ông Chuch tâm sự.
Nguy cơ rơi vào quên lãng
Ông Rơ Mah Chuch ghi nhớ nhiều các bài khan và làn điệu dân ca Jrai cổ. Ảnh: P.L
Ông Rơ Mah Chuch ghi nhớ nhiều các bài khan và làn điệu dân ca Jrai cổ. Ảnh: P.L
Ông Thú và ông Chuch gần như là những người cuối cùng biết hri của huyện Chư Pưh. Các nghệ nhân tuổi cao, sức yếu, trí nhớ không còn minh mẫn nên các bài sử thi chỉ còn là những đoạn chắp nối, không đầy đủ. Sự thờ ơ của cộng đồng cũng khiến loại hình diễn xướng văn nghệ dân gian này dần mai một. Chưa một lần ông Thú được tham gia hội thi hay liên hoan nào. Riêng với ông Chuch, thường ngày do bận bịu với việc ruộng rẫy và chữa bệnh xương khớp cho người dân quanh vùng nên một số đoạn sử thi được ông thu âm vào chiếc điện thoại nhỏ, khi rảnh rỗi thì bật lên nghe mình kể chuyện mình. “Có còn ai muốn nghe hri nữa đâu?”-ông Chuch hỏi như một cật vấn buồn.
Buồn hơn nữa khi ngày càng khó tìm ra thế hệ kế cận để trao truyền sử thi. Ông Thú 2 lần lấy vợ nhưng đều không có con. Còn những người con của ông Chuch thì không mấy hứng thú với hri. Cứ thế, sử thi mờ nhạt dần. 
Trong cuộc trò chuyện với 2 nghệ nhân, chị An chăm chú lấy điện thoại ghi âm lại tất cả. Chị còn cẩn thận ghi chép, đoạn nào không hiểu thì liền hỏi lại với mong muốn lưu giữ cho con cháu sau này. Chị Hồng thì nung nấu ý định mỗi tháng một lần mời những người còn biết hát kể sử thi đến nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa của xã để cùng giao lưu, cùng diễn xướng cho mọi người thưởng thức. “Nhưng không có kinh phí thì cũng chỉ là mong muốn thôi”-chị Hồng thở dài.
 PHƯƠNG LINH

Có thể bạn quan tâm

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.