Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những năm qua, cán bộ, nhân viên các đơn vị thuộc Hải đoàn 129, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn (Quân chủng Hải quân) tại các âu tàu, làng chài ở huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) luôn là chỗ dựa vững chắc của ngư dân. Các âu tàu, làng chài nơi đây trở thành “ngôi nhà chung” ấm tình quân dân giữa biển khơi xa, giúp ngư dân vững tin vươn khơi bám biển, giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Nhân viên Trung tâm Hậu cần - Kỹ thuật đảo Sinh Tồn cấp nước ngọt cho ngư dân.
Nhân viên Trung tâm Hậu cần - Kỹ thuật đảo Sinh Tồn cấp nước ngọt cho ngư dân.
Anh Nguyễn Văn Tuy, thuyền trưởng tàu PY 90181 TS, trú ở phường Phú Ðông, TP Tuy Hòa (Phú Yên) là một trong hàng trăm ngư dân được cán bộ, nhân viên Trung tâm Hậu cần - Kỹ thuật (HC-KT) đảo Sinh Tồn hướng dẫn vào neo đậu trú, tránh bão. Tàu được cán bộ, nhân viên của Trung tâm tạo mọi điều kiện giúp đỡ neo đậu an toàn, được cấp nước ngọt miễn phí, chăm sóc y tế. Ngư dân Nguyễn Văn Tuy xúc động nói: "Nếu không có Âu tàu đảo Sinh Tồn thì khi có giông bão, người dân không biết xoay xở ra sao. Vào đây tránh gió bão, chúng tôi thấy rất yên tâm. Chuyến đi biển lần sau có gì khó khăn, chúng tôi sẽ lại ghé âu tàu nhờ giúp đỡ".
Năm 2018, khi cơn bão số 9 đổ bộ vào Việt Nam với tốc độ di chuyển rất nhanh, diễn biến khó lường. Do làm tốt công tác chuẩn bị, cán bộ, nhân viên Trung tâm đã hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng trên đảo cùng ngư dân để đối phó các tình huống. Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Trần Văn Bỉnh, Phó Chỉ huy trưởng Trung tâm HC-KT đảo Sinh Tồn cho biết: Nhận được sự chỉ đạo, chỉ huy từ các cấp, cán bộ, nhân viên Trung tâm đã nhanh chóng bố trí vị trí neo đậu, hỗ trợ dây buộc tàu, bảo đảm an toàn cho 33 tàu cá với 542 ngư dân các tỉnh: Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Bình Ðịnh… vào tránh trú.
Trước đó, tàu QNg 90708 TS do ông Ngô Văn Sáu, trú ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng, đang đánh bắt hải sản ở vùng biển huyện đảo Trường Sa thì bị hỏng máy phát điện. Tàu thả trôi tự do trên biển. Nhận được thông tin, Trung tâm đã hướng dẫn tàu QNg 90708 TS vào Âu tàu đảo Sinh Tồn để khắc phục, sửa chữa. Ðến 17 giờ cùng ngày, tàu đã khắc phục được sự cố. Vào âu tàu, cán bộ, nhân viên Trung tâm còn hướng dẫn, phát tờ rơi và tuyên truyền cho ngư dân về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Ðồng thời, cấp miễn phí một nghìn lít nước ngọt, cờ Tổ quốc và tủ thuốc y tế cho tàu nêu trên. Ngư dân Ngô Văn Sáu nói: "Cảm ơn bộ đội hải quân đã giúp đỡ chúng tôi trong lúc khó khăn nhất. Ðến Trung tâm HC-KT đảo Sinh Tồn, tôi yên tâm như về nhà mình vậy...! ".
Hiện tại, huyện đảo Trường Sa có ba Trung tâm HC-KT nghề cá và hai làng chài, gồm: Hai Trung tâm HC-KT ở đảo Song Tử Tây và đảo Sinh Tồn; làng chài Tốc Tan và làng chài Núi Le, do Hải đoàn 128 và 129, thuộc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn quản lý, vận hành; Trung tâm Hậu cần dịch vụ nghề cá đảo Ðá Tây, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Dự kiến thời gian tới, Trung tâm HC-KT nghề cá đảo Trường Sa sẽ đi vào hoạt động, là chỗ dựa vững chắc cho hàng nghìn tàu cá của ngư dân khi đánh bắt hải sản xa bờ.
Ðến với các âu tàu, làng chài ở huyện đảo Trường Sa là đến với những ngôi nhà chung giữa biển. Trong đó, ngư dân được khám, chữa bệnh miễn phí; tàu được sửa chữa, được cấp nước ngọt miễn phí và cung cấp nhiên liệu, lương thực, thực phẩm với giá như trong đất liền. Những năm qua, hàng trăm tàu cá vào sửa chữa, được cấp nước ngọt miễn phí. Riêng đối với Trung tâm HC-KT đảo Sinh Tồn và hai làng chài Tốc Tan, Núi Le, sau hai năm đi vào hoạt động, đã có hơn 500 tàu cá và gần bốn nghìn lượt ngư dân vào neo đậu, tránh, trú bão an toàn. Ðã sửa chữa miễn phí giúp hơn 30 tàu cá của các tỉnh; cấp hơn 200 m3 nước ngọt miễn phí cho ngư dân; cung ứng hơn 150 nghìn lít dầu với giá bằng ở đất liền. Các tàu của Hải đoàn 129 đã cứu nạn, lai dắt 20 tàu cá vào các đảo để sửa chữa.
Đi biển đánh bắt hải sản ở ngư trường truyền thống - Trường Sa và thềm lục địa phía nam của Tổ quốc, ngư dân luôn nhận được sự hỗ trợ kịp thời của cán bộ, chiến sĩ Hải đoàn 129 tại các âu tàu, làng chài, trên những con tàu thực hiện nhiệm vụ giữa biển khơi. Nhiều năm qua, những người lính hải quân ấy vẫn thầm lặng hết mình với công việc, giúp ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển.
HOÀNG TRIỆU, CÔNG HOAN (nhandan)

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.