Dịch viêm não Nhật Bản đang lưu hành tại 16 tỉnh, thành

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 62 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản, trong đó có 1 ca tử vong tại Sơn La.

Một bệnh nhi thở máy, điều trị viêm não Nhật Bản tại Bệnh viện Nhi đồng 1
Một bệnh nhi thở máy, điều trị viêm não Nhật Bản tại Bệnh viện Nhi đồng 1



Các tỉnh, thành có số mắc cao là Hưng Yên, Nghệ An, Hà Nội, Sơn La, Khánh Hòa, Kiên Giang và Kon Tum.

Bộ Y tế khuyến cáo viêm não Nhật Bản đang vào mùa dịch nên người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch; thực hiện tốt vệ sinh môi trường... Trong năm 2017-2018, Bộ Y tế chỉ đạo Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, tổ chức tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản bổ sung cho gần 180.000 trẻ từ 6 - 15 tuổi tại 16 tỉnh, thành hiện đang lưu hành dịch bệnh viêm não Nhật Bản. Đợt tiêm này thực hiện 3 vòng (mỗi trẻ tiêm 3 mũi theo định kỳ) tại 28 huyện thuộc 16 tỉnh, thành nguy cơ cao.

Theo Thanhnien

Có thể bạn quan tâm

3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì giúp cung cấp năng lượng và tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bỏ bữa sáng không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, khó tập trung, làm biến động đường huyết mà còn gây ra những tác động kỳ lạ với sức khỏe.
3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

(GLO)- Chiều 8-5, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, Trung tâm Chống độc của bệnh viện này đang điều trị cho 3 bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn bọ cánh cứng (một số tỉnh phía Bắc gọi là sâu ban miêu).