Dịch COVID-19: Ai Cập chứng kiến làn sóng lây nhiễm thứ hai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ trưởng Y tế Ai Cập Hala Zayed tuyên bố rằng quốc gia Bắc Phi này hiện đang chứng kiến làn sóng thứ hai của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

 Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Al Arabia)
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Al Arabia)



Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, phát biểu trong cuộc họp báo ngày 23/12, Bộ trưởng Y tế Ai Cập Hala Zayed tuyên bố rằng quốc gia Bắc Phi này hiện đang chứng kiến làn sóng thứ hai của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Phát biểu sau cuộc họp nội các diễn ra trước đó cùng ngày, bà Zayed thông báo rằng, trong 24h qua, Ai Cập đã ghi nhận 911 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong khi đó số trường hợp tử vong do căn bệnh nguy hiểm này cũng ghi nhận thêm 42 ca. Như vậy, tính đến nay Ai Cập đã ghi nhận tổng cộng 127.972 ca mắc COVID-19, trong đó có 7.209 trường hợp tử vong.

Bộ trưởng Zayed nêu rõ: “Tuần này là tuần thứ 51 kể từ khi phát hiện ra trường hợp đầu tiên mắc COVID-19 ở Ai Cập, đã chứng kiến sự tăng vọt về số trường hợp nhiễm bệnh và tử vong do COVID-19 được ghi nhận hàng ngày.” Theo Bộ trưởng Zayed, hiện có 363 bệnh viện sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân và có thêm 200 máy thở để đối phó với tình trạng gia tăng các ca bệnh.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Y tế Ai Cập cũng khuyến cáo người dân cần đến các bệnh viện gần nhất trong trường hợp bị nhiễm bệnh. Danh sách các bệnh viện được chỉ định làm cơ sở cách ly sẽ được công bố ở từng tỉnh, thành phố. Trước đó, Bộ Y tế Ai Cập thông báo rằng có 30 bệnh viện ở thủ đô Cairo đã được chỉ định làm cơ sở cách ly y tế và sẵn sàng tiếp nhận các bệnh nhân.

Bà Zayed cho biết thêm Cairo, Alexandria, Qalioubiya, và Giza là những địa phương có số ca mắc COVID-19 cao nhất cả nước.

Trước đó, Thủ tướng Mostafa Madbouly ngày 23/12 tuyên bố nước này cấm tổ chức tất cả các hoạt động đón mừng Năm mới 2021 để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19. Động thái này diễn ra trong bối cảnh số ca nhiễm mới theo ngày tại Ai Cập liên tục tăng cao trong những tuần gần đây.

Thủ tướng Madbouly đã chỉ thị cho tất cả các cơ quan hữu quan phải xử lý "nghiêm khắc" đối với các hành vi vi phạm các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh nhằm tránh việc phải tái áp đặt lệnh phong tỏa, vốn sẽ gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).