Dịch corona: Phát hiện thêm một con đường lây truyền virus nguy hiểm ở Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các chuyên gia đã xác định một đường lây truyền mới của virus corona 2019-nCov – đó là chứng tiêu chảy, như tin đưa của Science Alert.
Bệnh viện Vũ Hán điều trị bệnh nhân nhiễm virus corona ngày 8/2.
Bệnh viện Vũ Hán điều trị bệnh nhân nhiễm virus corona ngày 8/2.
Đường truyền bệnh chính là giọt nhỏ trong không khí
Phương pháp lây lan virus chính vẫn được coi là dạng giọt nhỏ trong không khí, tức là mối nguy xuất hiện khi người bệnh ho, cũng như khi bề mặt nào đó bị nhiễm virus. Đồng thời, các chuyên gia nhấn mạnh rằng kết luận này dựa trên nghiên cứu về các bệnh nhân có triệu chứng hô hấp, trong khi nhiễm virus cũng gây ra rối loạn đường tiêu hóa. 
Nhưng có thể có một cách truyền bệnh khác
Tại bệnh viện Vũ Hán, các triệu chứng tiêu chảy và buồn nôn đã được quan sát thấy ở 14 trên 138 bệnh nhân từ một hay hai ngày trước khi họ bị sốt và khó thở. Bệnh nhân đầu tiên bị nhiễm virus corona ở Mỹ, cũng được phát hiện có dấu hiệu rối loại nhu động ruột trong vòng hai ngày, sau đó các bác sĩ phát hiện ra virus trong phân người này. Có dữ liệu về các trường hợp khác cho thấy virus xuất hiện trong phân ở những người có triệu chứng không điển hình ở phần bụng, vốn đặc trưng cho SARS. Vì 2019-nCov và SARS thuộc cùng một họ virus, các nhà khoa học tin rằng việc truyền virus qua phân là có thể.
Việc truyền SARS qua phân dẫn đến thực tế là vào năm 2003, hàng trăm người đã bị nhiễm virus trong khu dân cư Amoy Gardens ở Hồng Kông. Luồng không khí ấm từ phòng tắm làm ô nhiễm một số căn hộ và được gió đưa tới các tòa nhà lân cận của khu phức hợp. Mặc dù phương thức lây truyền này có thể là một vấn đề trong việc kiểm soát sự lây lan của virus, nhưng mối nguy của nó chủ yếu đối với các bệnh viện, vì các cơ sở y tế này có thể trở thành “bộ khuếch đại” của bệnh dịch.
Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa biết 2019-nCov có thể sống bên ngoài cơ thể bao lâu. Đối với HIV thì khoảng thời gian này là 30 phút. Ngoài ra, người ta không biết virus này nhạy cảm với nhiệt độ nào. 
Tuấn Anh (Theo Sputnik) Dẫn nguồn từ Dân Việt

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

Bác sĩ Kiều Văn Bước (bìa trái) sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ, hướng dẫn các y-bác sĩ trẻ trong quá trình công tác. Ảnh: N.N

Bác sĩ Kiều Văn Bước: Tận tâm với người bệnh

(GLO)- Với bề dày kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu và giàu lòng nhân ái, bác sĩ chuyên khoa II Kiều Văn Bước-Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) không chỉ là trụ cột tinh thần cho đồng nghiệp mà còn là ân nhân của rất nhiều người bệnh.