Đi chợ thời có dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các chợ tại Đà Nẵng đồng loạt sử dụng phiếu để tiện kiểm soát và giãn cách, một 'giải pháp' mới ở địa bàn tâm điểm dịch Covid-19. Ngày đầu tiên áp dụng, nhiều người loay hoay trước cổng vì quên mang phiếu, chưa được phát phiếu…
 
Chốt kiểm soát vào chợ đầu mối Hòa Cường ẢNH: AN DY
Chốt kiểm soát vào chợ đầu mối Hòa Cường ẢNH: AN DY

Hôm qua 12.8, các chợ tại Đà Nẵng đồng loạt sử dụng phiếu để tiện kiểm soát và giãn cách, một 'giải pháp' mới ở địa bàn tâm điểm dịch Covid-19.

Lạ lẫm “tem phiếu”
Sáng qua, chợ đầu mối Hòa Cường (Q.Hải Châu) rào chắn hết các phía, chỉ mở 4 cửa chính có chốt kiểm soát dịch. Trúng vào ngày chẵn, nên ai có phiếu chẵn (màu hồng) mới được trạm soát phiếu giải quyết cho vào chợ. Ngày đầu tiên áp dụng, nên nhiều người loay hoay trước cổng vì quên mang phiếu, chưa được phát phiếu…
Sở Công thương TP.Đà Nẵng đưa ra quy định người vào các chợ truyền thống phải sử dụng phiếu do UBND các xã, phường cấp, ghi rõ ngày chẵn, lẻ. Trên phiếu, người dân cũng phải điền thông tin cá nhân (họ tên, địa chỉ, số điện thoại), ngày sử dụng phiếu...
Mỗi gia đình được phát 5 phiếu/15 ngày, cứ tầm 3 ngày đi chợ 1 lần, có giá trị cho bất kỳ chợ nào tại Đà Nẵng. Ban quản lý các chợ tiếp nhận phiếu có trách nhiệm thu lại phiếu, lưu theo ngày để phục vụ quá trình điều tra dịch tễ khi cần thiết.
Người có phiếu muốn vào chợ cũng phải qua đo thân nhiệt, giữ khoảng cách 2 m. Hơi “rắc rối” như vậy, nhưng nhiều người tỏ ra yên tâm hơn vì ai cũng biết chợ truyền thống luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cộng đồng rất cao.
 “Trước khi ra chợ, tôi lên danh sách những thực phẩm cần dùng đủ cho gia đình trong 3 ngày. Cũng phải tiết kiệm vì dịch bệnh chắc sẽ còn kéo dài... Ưu tiên những thực phẩm thời gian lưu trữ ngắn như rau, đậu sẽ dùng trước, củ quả dùng sau. Bớt số lần đi chợ sẽ an toàn hơn”, bà Huỳnh Thị Kim (P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu) vừa chọn hàng vừa nói.
Ghi nhận của PV Thanh Niên sáng qua ở các chợ lớn như chợ đầu mối Hòa Cường, chợ Đống Đa, chợ Nguyễn Tri Phương, chợ Hàn..., cho thấy tần suất vào chợ giảm hẳn và giãn cách đều khi áp dụng phương án “tem phiếu”. Tuy nhiên, vẫn còn số ít ý kiến tỏ ra không đồng thuận, vì áp dụng phương án trên, theo họ là “không cần thiết” trong điều kiện số người đến chợ không nhiều, việc quan trọng hơn cả là nên tập trung cho khâu giám sát tại chợ.
Đảm bảo truy vết dịch tễ khi cần
Có mặt ở chợ đầu mối Hòa Cường từ sáng sớm, ông Diệp Hoàng Thông Anh (Trưởng ban Quản lý chợ) thở phào khi ghi nhận lưu lượng, lượt người đến chợ có “vơi bớt” và đảm bảo giãn cách. “Việc quy định tần suất 3 ngày đi chợ 1 lần sẽ góp phần giải quyết được giãn cách, không tập trung cùng lúc quá nhiều người đến chợ. Người dân cũng sẽ có kế hoạch hơn khi đi chợ, giảm ra ngoài”, ông Anh nhận định.
Tại chợ Nguyễn Tri Phương (Q.Hải Châu), ông Nguyễn Nô và các thành viên Ban Quản lý chợ cũng thở phào trong ngày đầu đi chợ theo phiên. Ông Nô chia sẻ khi người dân cảm thấy yên tâm hơn và tự giãn cách khi vào chợ, những thành viên trong ban quản lý cũng đỡ vất vả hơn. Vì những ngày qua, chợ quá đông, thông tin dịch tễ các ca Covid-19 đến các chợ truyền thống thì cập nhật liên tục, lực lượng kiểm soát mỏng nên không nhắc xuể. “Cả ngàn người vào ra, chúng tôi biết kiểm soát dịch kiểu gì? Giờ mọi thứ đã dần đâu vào đó. Người mua yên tâm, chị em tiểu thương bán chậm lại một chút nhưng tất cả đều đỡ sợ lây dịch”, ông Nô nói.
Nhiều nhóm phụ nữ trên các diễn đàn cũng động viên nhau. “Biết là căng nhưng tất cả cũng chỉ vì giãn cách, chống dịch là mục tiêu hàng đầu”, “Nhiều bà con chưa kịp nhận phiếu thì đi chợ chậm lại 1 ngày cũng không sao, có thể mua tạm ở siêu thị”, “Đừng để đến lúc dịch bệnh tràn lan phải cấm cửa luôn thì lúc đó muộn mất rồi”…, những nội dung khích lệ, chia sẻ rộng khắp trên cộng đồng mạng.
Trong khi đó, ghi nhận tại một số khu vực ở Q.Sơn Trà, Q.Cẩm Lệ… đến chiều qua 12.8 vẫn còn nhiều người dân chưa nhận được phiếu vào chợ truyền thống, buộc phải mua tạm ở các chợ xép, tiệm tạp hóa, siêu thị nhỏ. Người lao động và sinh viên thuê trọ, những người không có hộ khẩu ở nơi cư trú, tạm trú cũng được kêu gọi kết nối với các chủ nhà trọ, tổ trưởng tổ dân phố để được hỗ trợ phiếu, thậm chí thông qua Mặt trận Tổ quốc để được hỗ trợ lương thực kịp thời khi cần...
Theo An Dy (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.