Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành vào cuối năm 2014

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 25-7, tại Gia Lai, Bộ Giao thông-Vận tải phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị giao ban sản xuất Quý II-2014 dự án đường Hồ Chí Minh khu vực Tây Nguyên và Bình Phước. Thứ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải ông Nguyễn Hồng Trường chủ trì Hội nghị.
 

Ảnh: Hải Đăng
Ảnh: Hải Đăng

Tại Hội nghị, đại diện Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh đã báo cáo tóm tắt tình hình triển khai thực hiện các dự án đường Hồ Chí Minh qua đoạn Tây Nguyên và Bình Phước. Cụ thể, đối với dự án sử dụng vốn trái phiếu chính phủ bổ sung triển khai năm 2013 hầu hết công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao cho nhà thầu đều đã hoàn thành.

Các đơn vị thi công đều đã triển khai thi công với các hạng mục chủ yếu như nền đường, cống, móng, một số nhà thầu đã tiến thành thảm bê tông nhựa như dự án thuộc trái phiếu Chính phủ đoạn Kon Tum-Gia Lai có chiều dài 35 km với tổng mức đầu tư 717 tỷ đồng với 7 gói thầu, dự án đã thực hiện được 80% trong đó phần đường cơ bản hoàn thành để nghiệm thu và bàn giao; phần thi công cầu có 4 cầu đang thi công đạt 70% còn lại đang điều chỉnh thiết kế.

Dự án đoạn Nam Pleiku có chiều dài 8,5 km với tổng mức đầu tư 409 tỷ đồng với 5 gói thầu đã cơ bản hoàn thành, riêng gói điện chiếu sáng đã thi công được 90%. Còn đối với các dự án BOT thì hấu hết còn chậm tiến độ, nhiều nhà thầu không thực hiện đúng với cam kết nên đã bắt buộc phải rút bớt giá trị công trình, chuyển cho nhà đầu tư khác thi công như trường hợp của Công ty Quang Đức Gia Lai.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải Nguyễn Hồng Trường đánh giá cao những nỗ lực và kết quả đã đạt được trên tất cả các dự án thuộc nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và BOT. Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cũng chỉ ra những yếu kém, tồn tại trong quá trình thi công, thực hiện các dự án như có nhiều dự án thi công việc cấp phối đất, đá dăm, bê tông nhựa chưa đạt yêu cầu dẫn đến chất lượng công trình không đảm bảo; tập kết vật liệu phục vụ cho thi công còn chậm trễ kéo theo việc thi công công trình chậm so với tiến độ đã đề ra.

Việc triển khai các dự án BOT còn chậm và chưa đồng bộ, các chủ đầu tư chưa tìm được giải pháp hữu hiệu để tiến hành thi công các gói thầu. Đặc biệt, trong quá trình thi công phải đảm bảo an toàn giao thông trên tất cả các dự án… Ngoài ra, các nhà thầu bằng mọi giá phải tính toán tập kết vật liệu, tiến hành thi công cho phù hợp. Bằng mọi giá đến đầu mùa khô phải đủ năng lực, vật liệu, máy móc đẩy nhanh tiến độ thi công công trình đáp ứng đúng chỉ đạo của Chính phủ cuối năm 2014 phải hoàn thành. Đây là những tín hiệu lạc quan cho dự án đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, bởi đây là tuyến đường thông thương huyết mạch của các tỉnh Tây Nguyên.

Hải Đăng

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

(GLO)- 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Song, giá hồ tiêu của Việt Nam xếp chót bảng so với nhiều nước.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.