Đào ống nước, lọt vào hầm mộ 2.000 năm đầy cổ vật quý

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngoài những chiếc bình đựng hài cốt hỏa táng của con người, các nhà khảo cổ còn tìm thấy bên trong hầm mộ kỳ bí những lọ nước hoa thủy tinh, đèn dầu và vô số đồ gốm cổ giá trị cao.

Theo Acient Origins, hầm mộ được phát hiện tình cờ trong quá trình mở rộng đường ống thoát nước trên quần đảo Malta nằm ven biển Địa Trung Hải. Do khu vực này là miền đất của những nền văn minh cổ đại với lịch sử phong phú lên tới 5.900 năm, nên Tổng công ty Dịch vụ nước ở địa phương đã yêu cầu một nhà khảo cổ song hành với công trình.

 

 Bên trong hầm mộ - Ảnh: Tổng công ty Dich vụ nước
Bên trong hầm mộ - Ảnh: Tổng công ty Dich vụ nước



Nhà chức trách Malta cho biết trên tờ Malta Today rằng căn hầm được phát hiện ở phía Đông Nam Malta, ban đầu được cho là tới 3.500 năm tuổi, nhưng kết quả giám định lại cho thấy nó mới 2.000 năm. Trong hầm là một thế giới với vô số chiếc bình lớn nhỏ. Trong nhiều chiếc bình đựng hài cốt con người đã được hỏa táng, được xác định là của người lớn lẫn trẻ nhỏ.

 

Các hiện vật được đưa về phòng thí nghiệm - Ảnh: Tổng công ty Dich vụ nước
Các hiện vật được đưa về phòng thí nghiệm - Ảnh: Tổng công ty Dich vụ nước


Các món đồ tùy táng trong hầm mộ hết sức đa dạng, đặc sắc nhất là những chiếc amphora, tức loại bình gốm thân bầu, cổ thon, có 2 quai, xuất hiện trong khá nhiều nền văn minh quanh khu vực. Người ta còn đặt vào mộ những lọ nước hoa đẹp mắt và nhiều vật dụng dành cho "thế giới bên kia". Với niên đại 2.000 năm, tất cả các vật tạo tác trong hầm mộ nay là một kho báu lớn. Chủ nhân của ngôi mộ chính là người Punics, một nền văn minh nổi tiếng trong khu vực.

 

Những chiếc bình đựng tro cốt - Ảnh: Tổng công ty Dich vụ nước
Những chiếc bình đựng tro cốt - Ảnh: Tổng công ty Dich vụ nước



Theo Hiệp hội lịch sử Malta, có một số ngôi mộ cổ Punics đã được tìm thấy trong khu vực, đem đến nhiều dữ liệu về văn hóa Punics đặc sắc, có ngôn ngữ và những nét văn hóa riêng biệt. Punics gồm nhiều quốc gia nhỏ tự quản, nổi tiếng với việc giao thương trên biển, kỹ thuật thổi thủy tinh với loại thủy tinh trong suốt tinh khiết, đồ gốm...

Những hiện vật vừa được khai quật sẽ được đưa về phòng thí nghiệm để phân tích thêm.

Theo Thu Anh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Cơm rừng, rượu trời, nói lý hay múa tung tung da dá,...là nét đặc sắc trong văn hóa người đồng bào Cơ Tu, đã và đang được TP Đà Nẵng cố gắng bảo tồn.

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.