Đăng ký sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực văn hóa: Bước đi cần thiết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ nhận thức sớm và đầy đủ quyền sở hữu trí tuệ, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh Gia Lai như kinh doanh sản phẩm du lịch, ẩm thực bản địa đã tự nguyện đăng ký để được bảo hộ.

Nhanh nhạy đăng ký sở hữu trí tuệ

Kgiang là ngôi làng nhỏ ở xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang) nhưng hiện có đến 2 cơ sở, doanh nghiệp đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu đặc trưng. Gần đây nhất là khăn quàng cổ nhãn hiệu “Brưng” của chị Đinh Thị Hái-Chủ cơ sở dệt thổ cẩm làng Kgiang. Đây là 1 trong số 11 sản phẩm vừa được UBND huyện Kbang chứng nhận đạt OCOP 3 sao năm 2023.

Với hoa văn brưng đặc trưng của đồng bào Bahnar, những chiếc khăn dệt hoàn toàn bằng sợi bông truyền thống dần được biết đến nhiều hơn nhờ sự chuyên nghiệp trong thiết kế nhãn hiệu riêng để dễ dàng nhận diện.

Chị Hái cho hay, ra mắt chưa lâu nhưng khăn quàng cổ Brưng đã trở thành sản phẩm du lịch được nhiều du khách yêu thích. Cơ sở đang nhận được khá nhiều đơn đặt hàng từ Hà Nội đối với sản phẩm này.

Sản phẩm khăn quàng cổ Brưng của chị Đinh Thị Hái (làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang). Ảnh: P.D

Sản phẩm khăn quàng cổ Brưng của chị Đinh Thị Hái (làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang). Ảnh: P.D

Ý thức về vấn đề này từ rất sớm nên năm 2021, anh Đinh A Ngưi-Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ du lịch A Ngưi (cùng làng Kgiang) cũng đã nhanh nhạy đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu tổng thể gồm chân dung ký họa của chính anh và câu slogan bên dưới “A Ngưi-Tinh túy từ Tây Nguyên”.

Nhãn hiệu đặc trưng này được sử dụng trên các sản phẩm quà tặng là đặc sản địa phương (cà phê, hồ tiêu, mật ong, gạo…), dịch vụ cơ sở lưu trú tạm thời, quán cà phê, nhà hàng, hướng dẫn khách du lịch… của Công ty. Sự góp mặt của nhãn hiệu chính là lời khẳng định từ chủ doanh nghiệp về sự uy tín cũng như chất lượng các sản phẩm và dịch vụ mà Công ty cung cấp.

Tại Pleiku, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ẩm thực, sản phẩm du lịch cũng chú trọng đến vấn đề này. Chị Võ Thị Tuyết-Giám đốc Công ty TNHH Bazan Gift (03 Phan Đình Giót) chia sẻ: Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu là bước đi cần thiết nhằm định vị thương hiệu, giúp khách hàng dễ dàng nhận diện sản phẩm của Công ty, qua đó quảng bá sản phẩm và tránh những tranh chấp không đáng có.

Các sản phẩm như: trà kim ngân hoa, cà phê, khăn quàng cổ thổ cẩm… đều có dán nhãn hiệu riêng đang được đăng ký cấp quyền sở hữu trí tuệ với hình ảnh 3 ngọn núi được cách điệu cùng hoa văn thổ cẩm.

Trước đó, cơ sở kinh doanh ẩm thực Jrai Food (20 Trần Quang Khải) do anh Bạch Hồng Quý làm chủ đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu hình lục giác có dòng chữ “JR Food” nổi bật trên nền logo núi non và thông xanh đặc trưng của xứ sở cao nguyên. Nhãn hiệu trên là sự bảo chứng cho chất lượng dịch vụ nhà hàng của cơ sở, trong đó, cơm lam, gà nướng là món chủ đạo.

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Theo nhận định của Phòng Quản lý công nghệ và Sở hữu trí tuệ (Sở Khoa học và Công nghệ), việc nhiều cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa tại tỉnh ý thức sớm về vấn đề đăng ký cấp quyền sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu riêng là tín hiệu vui, khẳng định tính chuyên nghiệp ngày càng cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đến nay, đơn vị chưa ghi nhận trường hợp khiếu kiện nào liên quan đến vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực trên.

Nhãn hiệu đặc trưng của Công ty TNHH Bazan Gift trên một số sản phẩm. Ảnh: Phương Duyên

Nhãn hiệu đặc trưng của Công ty TNHH Bazan Gift trên một số sản phẩm. Ảnh: Phương Duyên

Những năm qua, sở hữu trí tuệ là nội dung được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Sở Khoa học và Công nghệ thường xuyên phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức hội nghị tập huấn về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ cho các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Các hội nghị xoay quanh những vấn đề quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ; cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; quản lý nhãn hiệu qua các bước tạo lập, xác lập quyền, định giá, khai thác, bồi tụ nhãn hiệu; việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thông qua các biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự, hoặc yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất-nhập khẩu để phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi xuất-nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền…

Trước đó, từ tháng 3-2022 đến tháng 3-2023, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp với Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) thực hiện Dự án “Củng cố việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam”. Dự án nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Quỹ quốc tế Vì đa dạng văn hóa của UNESCO.

Theo đó, Dự án được triển khai nhằm cải thiện việc bảo vệ và nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, góp phần vào sự phát triển bền vững ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo trong nước.

Có thể bạn quan tâm

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Gánh cá của mẹ

Gánh cá của mẹ

(GLO)- Sáng sớm, khi chú gà trống choai cất tiếng gáy đầu tiên hòa vào tiếng thuyền chài khua nước ngoài sông, mẹ đã thức dậy. Bên ánh lửa bập bùng từ bếp củi, mẹ lặng lẽ chuẩn bị cho một ngày ra chợ. Hôm nay, mẹ lại gánh cá ra chợ huyện.

Khoảng trời quê

Khoảng trời quê

Mẹ vợ tôi, bà ngoại của 2 con trai của tôi, luôn miệng thắc mắc, ở thành phố lạ nhỉ, lúc nào cũng đông như mắc cửi và đèn điện như sao xa.

Siu Krang gìn giữ nghề tạc tượng

Siu Krang gìn giữ nghề tạc tượng

(GLO)- Hơn 35 năm gắn bó với nghề, ông Siu Krang (SN 1960, làng Dek, xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) vẫn duy trì kỹ thuật thủ công để chế tác tượng nhà mồ của người Jrai.

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

(GLO)- Ông Rơ Châm Khir (SN 1954, làng Kênh, xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) không chỉ có đôi tay tài hoa vẽ những bức tranh sơn dầu, tượng gỗ dân gian đặc sắc, mà còn là già làng uy tín được cộng đồng tin tưởng.

Dòng sông tuổi thơ

Dòng sông tuổi thơ

(GLO)- Ai cũng có tuổi thơ gắn bó với quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn, nơi cuộc đời sâu nặng nghĩa tình với ông bà, cha mẹ, xóm giềng hay những gì thân thuộc nhất. Với tôi, tuổi thơ cũng từng gắn bó với dòng sông quê hương. Ấy là dòng sông Minh.

Ảnh minh họa. Nguồn internet

Nuôi chữ, dưỡng tâm

(GLO)- Con người có quá nhiều đam mê mà một ngày thời gian được mặc định sẵn và phải chia đều cho những việc khác nhau. Cân bằng được mọi thứ, thật chẳng dễ dàng gì. Và cuối cùng thì những gì mình cho là quan trọng nhất thường được ưu tiên. Với riêng tôi, sự ưu tiên đó là niềm vui bên con chữ.

Dòng sông An Lão. Ảnh: internet

Dòng sông tuổi thơ

(GLO)- Có lẽ ai cũng có một miền ký ức để thương, để nhớ, để mỗi khi mỏi mệt giữa cuộc đời xô bồ lại mong được trở về. Với tôi, miền ký ức ấy nằm dọc theo dòng sông An Lão, đoạn chảy qua thôn Hội Long-một làng quê nhỏ thuộc huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.

Nấm mối thường mọc vào tháng 5, 6 hàng năm. Ảnh: L.H

Mùa “săn” nấm mối

(GLO)- Khoảng tháng 5, 6 hàng năm, khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu trút xuống, mặt đất mềm ẩm cũng là lúc người dân Gia Lai bước vào mùa “săn” nấm mối. Đây là “lộc trời” mà thiên nhiên ban tặng, mỗi năm chỉ đôi ba lần.

Mật ngọt trước hiên nhà

Mật ngọt trước hiên nhà

(GLO)- Trước hiên nhà tôi bỗng xuất hiện một tổ ong mật. Đàn ong bay lượn trong nắng mai, những đôi cánh mỏng manh khẽ rung lên, hòa cùng làn gió nhẹ, tạo nên bản nhạc du dương. Tôi lặng lẽ dõi theo, chợt cảm thấy lòng mình cũng rung lên theo nhịp điệu ấy, một sự đồng điệu vô hình.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Trần Ngọc Nhung (bìa trái) trao bằng xếp hạng di tích cho địa phương. Ảnh: Minh Châu

Xã Phú Cần đón nhận bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh và tổ chức lễ giỗ tiền hiền

(GLO)- Ngày 23-6, UBND xã Phú Cần (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh “Đền thờ tiền hiền làng Phú Cần”, kết hợp lễ giỗ tiền hiền-nghi lễ truyền thống hàng năm của địa phương ghi nhớ công lao của các bậc tiền nhân có công mở đất, lập làng.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

null