Dâng hương tưởng nhớ, tri ân công đức Tổ Mẫu Âu Cơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 11/2 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, đã diễn ra Lễ dâng hương tưởng nhớ, tri ân công đức Tổ Mẫu Âu Cơ.

Đội tế nữ thực hành các nghi thức tế Tổ Mẫu Âu Cơ.
Đội tế nữ thực hành các nghi thức tế Tổ Mẫu Âu Cơ.



Mở đầu của phần lễ là phần rước kiệu, rước lễ vật từ đình Đức Ông về đền Mẫu Âu Cơ. Trước anh linh Tổ Mẫu, lãnh đạo huyện Hạ Hòa đọc diễn văn tri ân công đức Tổ Mẫu Âu Cơ, cầu mong Tổ Mẫu phù hộ cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, bách gia trăm họ bình an, ấm no, hạnh phúc, đất nước hùng cường, phát triển và thịnh trị...

Sau lễ dâng hương và dâng lễ vật là phần tế nữ quan, đây là nội dung được coi là phần chính của lễ. Đội tế nữ gồm 21 cô gái thanh tân, có nhan sắc và học vấn. Các cô đều mặc áo dài màu sắc rực rỡ, đầu đội khăn kim tuyến, thắt lưng lụa, trong đó chủ tế mặc trang phục màu đỏ. Kết thúc phần lễ, người dân thập phương thắp hương tri ân Tổ Mẫu Âu Cơ.

Theo truyền thuyết, vào mùng 7 tháng Giêng, Tiên nữ Âu Cơ giáng trần, gặp gỡ và kết duyên với Lạc Long Quân, sinh ra bọc trăm trứng và nở thành một trăm người con trai, khởi nguồn của nòi giống Lạc Hồng. Sau khi nuôi các con khôn lớn, Lạc Long Quân đưa 50 người con xuống biển, mẹ Âu Cơ đưa 49 người con lên núi mở mang bờ cõi, để lại người con trưởng ở đất Phong Châu nối ngôi vua lấy hiệu là Hùng Vương.

Âu Cơ đưa các con đến vùng Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, thấy phong cảnh hữu tình, đất đai tươi tốt bèn hạ trại khai hoang lập ấp, lập làng dựng xóm. Mẹ Âu Cơ đã dạy cho dân làng nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải… Làng xóm từ đó ngày một trù phú, cư dân ngày thêm đông đúc. Thấy muôn dân đã thạo nghề cày cấy, một ngày kia mẹ Âu Cơ cùng các tiên nữ bay về trời, vương lại một tấm lụa đào bên gốc đa giữa cánh đồng.


 

Đông đảo du khác thập phương về dự lễ hội và dâng hương tri ân công đức Tổ Mẫu Âu Cơ.
Đông đảo du khác thập phương về dự lễ hội và dâng hương tri ân công đức Tổ Mẫu Âu Cơ.



Dân làng lập đền thờ tại đó để thờ Mẹ, hằng năm mở hội vào mùng 7 tháng Giêng… Thời hậu Lê dưới triều vua Lê Thánh Tông (năm 1465) đã phong thần và cho xây dựng đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ quy mô như ngày nay. Năm 1991, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) đã công nhận Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2017, Tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ - Đền Mẫu Âu Cơ đã được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ được tổ chức hằng năm nhằm tri ân công đức tổ tiên, giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, khơi dậy lòng tự hào dân tộc; duy trì và nâng cao giá trị truyền thống lễ hội trên địa bàn, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của vùng Đất Tổ. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 10 - 11/2 (tức mùng 6 - 7 tháng Giêng năm Kỷ Hợi).

Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ là một trong những lễ hội lớn, mở đầu cho các hoạt động lễ hội đặc sắc trên địa bàn tỉnh. Lễ hội được tổ chức trang nghiêm, thành kính, nhưng không kém phần sôi động với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các trò chơi dân gian mang đậm sắc thái văn hóa truyền thống của dân tộc, qua đó tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi trong những ngày đầu Xuân, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham gia.

Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Trưởng ban Quản lý Khu di tích đền Mẫu Âu Cơ, so với những năm trước, lượng du khách đến với đền Mẫu Âu Cơ trong những ngày đầu năm 2019 tăng hơn hẳn. Tính từ ngày mùng 1 Tết đến nay, khoảng hơn ba vạn lượt người dân, du khách đã đến dâng hương, lễ bái tại đây. Càng gần ngày chính hội, lượng du khách càng tăng lên. Do đó, huyện Hạ Hòa đã chú trọng công tác phân luồng giao thông, bố trí bãi đỗ xe, điểm bán hàng; tổ chức tốt việc hướng dẫn người dân và du khách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, tạo ấn tượng đẹp trong lòng người dân và du khách.

Trung Kiên (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.