Dân kêu vì mùi hôi thối từ nhà máy tinh bột sắn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Do gặp trục trặc trong quá trình hoạt động, Nhà máy Tinh bột sắn thuộc Công ty cổ phần Nông sản Thực phẩm Việt Nam đã phát ra mùi hôi thối ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của hàng trăm hộ dân vùng lân cận.

Hàng trăm hộ dân chịu ảnh hưởng

Nhà máy này đặt tại địa phận thôn Chư Gu (xã Pờ Tó, huyện Ia Pa). Bên cạnh nhà máy, trong vòng bán kính 500 mét, là khu dân cư của hai thôn Chư Gu và Kliếc với hàng trăm hộ dân sinh sống. Theo các hộ dân, từ trước Tết Nguyên đán 2017, nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động. Từ đó, nhà máy bắt đầu phát ra mùi hôi thối với mức độ tăng dần. Ông Đinh Cây-Trưởng thôn Chư Gu cho biết: “Bình thường thì không sao nhưng cứ có gió là mùi hôi thối lại bay về làng, không ai chịu được”.
 

 Hồ chứa nước thải chưa được phủ bạt gây nên mùi hôi thối. Ảnh: V.N
Hồ chứa nước thải chưa được phủ bạt gây nên mùi hôi thối. Ảnh: V.N

Xa hơn thôn Chư Gu, người dân thôn Kliếc cũng rất lo lắng cho sức khỏe của gia đình khi suốt một thời gian dài phải ngửi mùi hôi thối từ nhà máy. Ông Đinh Tanh phản ánh: “Mùi hôi bao phủ khắp làng. Những lúc hôi quá, đám trẻ con không dám chơi ở ngoài đường nữa mà phải chạy vào trong nhà đóng cửa. Nhiều người phải bịt khẩu trang”.

 Thậm chí, có những hộ dân đã nghĩ đến việc sẽ rời khỏi khu vực lân cận nhà máy này để tránh ô nhiễm khí thải. Ông Phạm Văn Quynh (thôn Chư Gu) chia sẻ: “Gia đình tôi chuyển lên đây cho thoải mái, rộng rãi và thoáng đãng. Nhưng không ngờ nhà máy đến xây dựng ở gần đây, lại bốc mùi hôi thối thế này. Nếu cứ hôi thối thế này chắc tôi không dám ở nữa mà lại phải dọn đi thôi”.

Khẩn trương khắc phục

Để làm rõ vấn đề này, sáng 29-3, P.V Báo Gia Lai đã trao đổi với ông Huỳnh Văn Chung-Giám đốc Công ty cổ phần Nông sản Thực phẩm Việt Nam. Ông Chung thừa nhận: “Phản ánh về mùi hôi thối của người dân là đúng nhưng đây là mùi hữu cơ, chỉ ảnh hưởng về sinh hoạt chứ tuyệt đối không gây hại cho sức khỏe. Chúng tôi đang khắc khục”. Ông Chung cho biết, nhà máy bắt đầu chạy thử vào ngày 6-12-2016. Sau đó, nhà máy tiếp tục hoạt động vào ngày 6-2-2017. Theo thiết kế, nhà máy có công suất 200 tấn sắn củ/ngày nhưng do máy móc gặp trục trặc, nhân công chưa đảm bảo tay nghề, kỹ thuật nên hoạt động bị trì trệ, nhiều lần ngắt quãng. Đến thời điểm hiện tại, nhà máy mới chỉ tiêu thụ 6.500 tấn sắn củ, tương đương 2.000 tấn tinh bột.

Ông Chung giải thích, sau quá trình hoạt động, nước thải được đưa về một hồ axit rồi sau đó chia ra hai hồ chứa dung tích mỗi hồ khoảng 5.000 m3 để ủ khí biogas. Hiện tại đã có một hồ được lấp đầy và phủ bạt còn một hồ chưa đầy, chưa được phủ bạt nên mùi hôi thối bốc lên từ đây rồi theo gió bay về khu dân cư. Nếu nhà máy hoạt động trơn tru thì chỉ cần 7 ngày có thể lấp đầy nước thải tại mỗi hồ nhưng do hoạt động bị ngắt quãng, hồ nước thải bị phơi trần nên đã gây ra tình trạng hôi thối trong thời gian dài.

“Chúng tôi mới tiếp tục cho chạy máy lại, có lẽ chỉ mất khoảng một tuần nữa là hồ kia đầy nước thải thì sẽ tiến hành phủ bạt, kết thúc mùa vụ, khi đó sẽ không còn mùi hôi thối nữa. Công ty đã đầu tư hơn 23 tỷ đồng để xây dựng mô hình xử lý nước thải lấy biogas làm chất đốt thay than đá, còn nước thải sẽ xử lý đạt tiêu chuẩn để tái sử dụng tuần hoàn cho việc sản xuất chứ không xả thải ra môi trường. Khoảng 2 tháng nữa công trình này sẽ hoàn thiện. Do đó, sang năm, chắc chắn người dân sẽ không phải chịu mùi hôi thối nữa”-ông Chung cho biết thêm.

 Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.