Đak Pơ xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Xuất phát từ thực tế sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua, huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng kế hoạch phát triển cây ăn quả đến năm 2030 hướng đến mục tiêu đưa Đak Pơ thành “thủ phủ” cây ăn quả khu vực phía Đông tỉnh.
 

Sau khi tham quan các mô hình trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện, năm 2016, ông Nguyễn Văn Học (thôn Tân Lập, xã Tân An) chuyển 1 ha đất trồng mía sang trồng quýt đường và nhãn. Hiện cây quýt cho thu nhập trên 30 triệu đồng/năm. Năm tới, 5 sào nhãn cho thu hoạch nên hiệu quả kinh tế sẽ còn cao hơn.

 Vườn nhãn của người dân xã Phú An (huyện Đak Pơ). Ảnh: Đức Thụy
Vườn nhãn của người dân xã Phú An (huyện Đak Pơ). Ảnh: Đức Thụy


Không chỉ ông Học, nhiều hộ dân huyện Đak Pơ đã chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả. Đến nay, toàn huyện có trên 444 ha cây ăn quả gồm: quýt, ổi, na dai, nhãn, vải, chuối, bơ, thanh long, mít… Mỗi năm, huyện Đak Pơ cung cấp cho thị trường trên 9.800 tấn trái cây.

Đồng hành với người dân trong việc phát triển diện tích cây ăn quả, huyện đã định hướng sử dụng các loại giống có chất lượng cao; không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục cho phép; xây dựng mô hình trình diễn cây ăn quả kết hợp với tưới nước tiết kiệm để giảm chi phí nhân công và tăng thu nhập. Ông Nguyễn Đắc Lực (thôn An Định, xã Cư An) đã lắp đặt hệ thống tưới nước tự động cho 350 cây quýt trồng trên 8 sào đất, áp dụng quy trình chăm sóc đúng kỹ thuật nên sản lượng đạt trên 3,5 tấn quả/năm. Với giá bán 17-20 ngàn đồng/kg, ông thu trên 50 triệu đồng/năm, sau khi trừ chi phí.

Đặc biệt, huyện Đak Pơ đã xây dựng kế hoạch phát triển cây ăn quả theo tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 và định hướng đến năm 2040. Theo đó, mục tiêu từ nay đến năm 2025, huyện phấn đấu phát triển mới 300 ha cây ăn quả và tăng lên 500 ha vào năm 2030. Trong đó, huyện ưu tiên phát triển các loại cây ăn quả đặc sản như: na dai ở xã Cư An; thanh long tại các xã: Yang Bắc, Hà Tam, Cư An; chuối tại các xã: Ya Hội, Hà Tam và thị trấn Đak Pơ; nhãn tại các xã: Yang Bắc, Phú An, An Thành và Cư An.

Ông Nguyễn Trường-Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ-thông tin: Để đạt mục tiêu đề ra, huyện đang tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp như: quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây ăn quả; khuyến khích nông dân chuyển đổi một số diện tích cây trồng hiệu quả thấp hơn sang trồng cây ăn quả; tạo điều kiện về quỹ đất cho các tổ chức doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng, dây chuyền sơ chế, chế biến sản phẩm từ cây ăn quả.

Bên cạnh đó, huyện sẽ xây dựng các mô hình ứng dụng giống mới gắn với ứng dụng công nghệ cao vào quy trình canh tác; tăng cường liên kết với các địa phương trong vùng, tạo mối liên kết giữa các doanh nghiệp với các trang trại, hợp tác xã để cung ứng giống và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, tổ chức tốt công tác quảng bá, đưa sản phẩm vào các siêu thị; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, nhất là thị trường tiềm năng như: Đà Nẵng, Quy Nhơn, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội…
 

 THANH BÌNH
 

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

null