Đak Pơ: Hội thảo đầu bờ mô hình trồng thanh long lai Singapore ruột trắng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Đak Pơ vừa phối hợp Hội Nông dân huyện Đak Pơ tổ chức Hội thảo đầu bờ mô hình trồng thanh long lai Singapore ruột trắng tại xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ.
 

Ảnh: Tuyết Mai
Ảnh: Tuyết Mai

Theo đó, mô hình trồng thanh long lai singapore ruột trắng được triển khai tại làng Gruối, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ từ năm 2015 với diện tích là 2 ha, có hai hộ tham gia, tổng kinh phí dự án là trên 533 triệu đồng. Trong đó, nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ tỉnh hỗ trợ 140 triệu đồng, số tiền còn lại do nhân dân đóng góp. Tham gia mô hình, các hộ đã được tập huấn, bồi dưỡng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong trồng và chăm sóc cây thanh long ruột trắng.

Tại buổi hội thảo, lãnh đạo Phòng Kinh tế hạ tầng cũng như các hộ tham gia mô hình cũng đã nhận xét, trải qua gần 3 năm trồng và chăm sóc cây thanh long lai Singapore ruột trắng tại làng Gruối, xã Yang Bắc thì nhận thấy đây là cây trồng khá phù hợp với vùng đất này. Cây bắt đầu cho thu hoạch từ cuối năm trồng thứ hai trở đi, khoảng 20 kg/trụ, sớm hơn khoảng một năm so với cây thanh long trồng ở các tỉnh khác, từ năm thứ 4 trở đi năng suất khoảng 40 kg/trụ.

Sau khi kết thúc dự án, Phòng Kinh tế hạ tầng, Hội Nông dân huyện Đak Pơ cũng đã kiến nghị cơ quan chuyên môn, người dân trên địa bàn cùng nhân rộng mô hình này, để cây thanh long trở thành cây thế mạnh, chủ lực của xã Yang Bắc và là cây xóa đói giảm nghèo của người dân trên địa bàn huyện.

Tuyết Mai

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.