Đặc sắc lễ Sơmắ Kcham của người Bahnar

(GLO)- Hiện nay, người Bahnar ở Kông Chro (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ, bảo tồn khá nhiều lễ hội truyền thống, trong đó, lễ Sơmắ Kcham (lời cầu khẩn thần linh) là đặc sắc nhất.

Theo giới thiệu của cán bộ địa phương, chúng tôi đến thăm nhà Nghệ nhân Ưu tú Đinh Keo (SN 1958, tổ dân phố Plei Pyang, thị trấn Kông Chro) để tìm hiểu về lễ Sơmắ Kcham. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người Bahnar, nhằm tổng kết, đánh giá những kết quả đạt được trong năm cũ, cầu mong 1 năm mới sản xuất mới bội thu, dân làng no đủ, khỏe mạnh và an lành.

Ông Keo cho hay: Lễ Sơmắ Kcham được tổ chức khi bà con thu hoạch xong. Để chuẩn bị cho lễ hội, trước đó, những việc xui xẻo, xấu xa, mâu thuẫn, tranh chấp giữa các cá nhân, gia đình và cộng đồng được giải quyết dứt điểm. Khi mọi việc hoàn thành, dựa trên điều kiện thực tế, Hội đồng già làng sẽ tiến hành họp dân, xem xét tình hình thu nhập của bà con để quy định mức quyên góp từng hộ và ấn định thời gian tổ chức phù hợp. Đồng thời, dân làng sẽ gác mọi việc riêng, phân công phụ nữ phụ trách việc dọn dẹp, lấy nước, giã gạo, nấu cơm; đàn ông con trai thì lấy củi, chặt tre dựng cây nêu, giết heo, bò, trâu để chuẩn bị cho lễ hội.

 Sau khi hoàn tất việc cúng, dân làng cùng nhau đánh chiêng, nối rộng vòng xoang đón chào năm mới. Ảnh:  R'Ô PRIN
Sau khi hoàn tất việc cúng, dân làng cùng nhau đánh chiêng, nối rộng vòng xoang đón chào năm mới. Ảnh: R'Ô PRIN


Thông thường, người Bahnar tổ chức lễ hội Sơmắ Kcham vào giữa hoặc cuối tháng 1 dương lịch. Địa điểm tổ chức tại nhà rông trong thời gian 1 ngày 1 đêm (trước đây là 3 ngày 3 đêm). Tất cả dân làng tập trung về nhà rông để chứng kiến già làng tiến hành lễ cúng. Vật hiến tế thần linh là trâu, bò, cá, rượu ghè, cơm được chuẩn bị cẩn thận và trang trọng. Mâm cúng gồm: 1 chén đồng đựng thịt, 1 ly rượu ghè, 1 tô cơm, 1 đầu heo (đầu bò hoặc trâu) dựng lên giữa sân nhà rông. Các ghè rượu cũng được bày thành từng hàng ngay ngắn.

Theo thông lệ, bài cúng tóm tắt những kết quả trong năm cũ, những công việc sẽ làm trong năm mới và khẩn cầu thần linh phù hộ, ban ơn. Hoàn tất việc cúng, các phần thịt heo, bò sẽ được xẻ ra chia phần cho mỗi gia đình. Thời điểm này cũng là lúc những chàng trai, cô gái ở làng bên cạnh diện những bộ đồ đẹp nhất cùng đến giao lưu chung vui nối vòng xoang uyển chuyển quanh ánh lửa bập bùng. Kết thúc lễ cúng, ngày hôm sau, dân làng sẽ đi thăm ruộng rẫy, chăn thả gia súc, tổ chức đám hỏi, đám cưới… khởi đầu một năm mới suôn sẻ, vui tươi và may mắn.

“Tổ dân phố Plei Pyang có 300 hộ/1.700 khẩu với hơn 90% là người Bahnar. Sơmắ Kcham là một trong những lễ hội lớn của người Bahnar để cảm tạ đất trời, thần linh khi đã thu hoạch xong mùa màng, chuẩn bị cho vụ sản xuất mới. Chúng tôi thường xuyên tổ chức lễ Sơmắ Kcham để cầu mong năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân làng ấm no và bình an”-Nghệ nhân Ưu tú Đinh Keo nói.

Mang ý nghĩa tương tự như lễ Sơmắ Kcham, người Bahnar ở Kông Chro còn có lễ Kuai, Sơmắ Jmul, Sơmắ Pơtăm, Sơmắ Hơbo ba, Samok... Trong đó, lễ Sơmắ Jmul, Sơmắ Pơtăm, Sơmắ Hơbo ba thường tổ chức vào tháng 3 dương lịch, khi đóa pơ lang bung nở, những cơn mưa đầu mùa xuất hiện. Các lễ này cùng mang ý nghĩa tin tưởng vào mùa màng sẽ tốt tươi, mọi việc đều tốt đẹp, lúa, bắp, mì sẽ đầy kho. Riêng lễ Samok được tổ chức vào tháng 9, 10 dương lịch, mỗi gia đình sẽ tổ chức riêng để ăn mừng lúa mới. Thông thường, lễ Samok sẽ tổ chức trong 1 đêm, vật cúng thường đơn giản (cơm, rượu ghè). Sau phần lễ, già làng sẽ đến thăm hỏi, động viên từng gia đình cố gắng làm ăn phát triển kinh tế, chăm lo cuộc sống.

Ông Nguyễn Trọng Hiếu-Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Kông Chro-cho biết: Những năm qua, huyện chú trọng bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống thông qua các hoạt động lễ hội tại buôn làng và tổ chức các hội thi. Người Bahnar ở địa phương có rất nhiều lễ hội truyền thống độc đáo. Chúng tôi khuyến khích các nghệ nhân tích cực truyền dạy vốn văn hóa truyền thống mình nắm giữ để cho thế hệ trẻ gìn giữ, phát huy.

 

 R'Ô PRIN

Có thể bạn quan tâm

Tuần lễ “Áo dài Việt-Hương sắc Tây Nguyên”: Tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ

Tuần lễ “Áo dài Việt-Hương sắc Tây Nguyên”: Tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ

(GLO)- Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh vừa phát động Tuần lễ áo dài (từ ngày 1 đến 8-3) với chủ đề “Áo dài Việt-Hương sắc Tây Nguyên”. Qua các năm hưởng ứng sự kiện do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động, phụ nữ Gia Lai có cách làm riêng để vừa tôn vinh trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, vừa khẳng định giá trị văn hóa của vùng đất cao nguyên.
Trầm tích miếu cổ An Tân

Trầm tích miếu cổ An Tân

(GLO)- Miếu An Tân (tổ 2, phường An Tân, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) tọa lạc bên cạnh quốc lộ 19. Miếu là 1 trong 5 “vệ tinh” của đình An Khê xưa với kiến trúc cổ kính hiếm hoi còn sót lại ở Gia Lai.
Độc đáo nhà sàn ở Ia Yeng

Độc đáo nhà sàn ở Ia Yeng

(GLO)- Về xã Ia Yeng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), nhiều khách phương xa không khỏi bất ngờ, thích thú trước bản sắc văn hóa Jrai hiện hữu qua kiến trúc nhà sàn của hầu hết các hộ dân nơi đây.
Cồng chiêng cuối tuần khi nào thì… dừng lại?

Cồng chiêng cuối tuần khi nào thì… dừng lại?

(GLO)- Khi nghe tôi thông tin về chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-thưởng thức và trải nghiệm”, một người bạn đam mê văn hóa dân gian đã cất công từ TP. Hồ Chí Minh lên Pleiku (tỉnh Gia Lai). Đêm 11-2, sau khi tận mắt thấy tất cả, anh lặng lẽ hỏi tôi: Khi nào thì sinh hoạt này dừng hẳn?

Biến giá trị văn hóa thành nguồn lực phát triển

Biến giá trị văn hóa thành nguồn lực phát triển

(GLO)- Nhiều câu lạc bộ (CLB) dệt thổ cẩm được thành lập trong những năm qua đã góp phần bảo tồn, trao truyền tinh hoa nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc văn hóa. Trong bối cảnh hiện nay, đây còn là mô hình có nhiều dư địa để khai thác các giá trị kinh tế, phát triển du lịch, tạo việc làm cho lao động nữ.
Lan tỏa nét đẹp vòng xoang trong trường học

Lan tỏa nét đẹp vòng xoang trong trường học

(GLO)- Với mong muốn khơi gợi niềm đam mê với văn hóa truyền thống của dân tộc trong các thế hệ học trò, nhiều thầy-cô giáo ở huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã dành tâm huyết gầy dựng phong trào múa xoang trong trường học. Sau 13 năm triển khai, phong trào đã nhận được sự đón nhận hào hứng của các em học sinh.

Giải mã hoa văn tượng đầu rồng thời Trần tại Hoàng thành Thăng Long

Giải mã hoa văn tượng đầu rồng thời Trần tại Hoàng thành Thăng Long

Trong số 27 bảo vật quốc gia mới được được Thủ tướng Chính phủ công nhận, tượng đầu rồng thời Trần được đánh giá là một kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc dân tộc. Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội đang bảo quản và trưng bày nhiều hiện vật khảo cổ tiêu biểu, là minh chứng cho thời hoàng kim của Hoàng thành Thăng Long.