Đã tìm ra hợp chất có thể chữa được ung thư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hợp chất được nghiên cứu để chống ung thư có thể phá hủy tế bào ung thư mà hoàn toàn không ảnh hưởng tới các tế bào khác.


Mới đây, tại Viện Wistar, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu mối tương quan giữa hai thành phần trong một tế bào, gồm một protein gọi là yếu tố phân hạch ty thể (MFF) và kênh vận chuyển anion phụ thuộc vào điện áp số 1 (VDAC1). VDAC1 được coi là có vai trò quyết định tới tế bào ty thể tồn tại. Họ đặt ra câu hỏi cấu trúc nào của MFF có thể liên kết với VDAC1, để có thể nghiên cứu phá vỡ phức hợp protein, thành phần quyết định sự sống còn của tế bào ung thư mà không ảnh hưởng tới tế bào khỏe mạnh.

Trong quá trình nghiên cứu, họ dùng peptide (một dạng của acid amin ở dạng chuỗi ngắn, khi kết nối các acid amin với nhau sẽ tạo thành một hệ thống protein) nhân tạo có chứa các cấu trúc tương tự, cho phép nó liên kết với VDAC1. Việc này đã ngăn chặn MFF tiếp xúc với VDAC1, khiến cho các tế bào ung thư suy yếu dần và chết. Nhóm nghiên cứu phát hiện một đặc điểm hiếm hoi giúp các tế bào sản sinh những kháng nguyên khối u và nhờ đó tăng cường được khả năng miễn dịch chống lại khối u.


 

Sắp có thuốc có thể chữa được hoặc kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư trên thế giới
Sắp có thuốc có thể chữa được hoặc kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư trên thế giới



Báo cáo cho biết, nhóm nghiên cứu đã tìm ra trong các thử nghiệm, phương pháp này có tác dụng chữa khỏi ung thư tuyến tiền liệt và tế bào khối u ác tính, thậm chí cả những loại tế bào kháng thuốc. Đây được coi là một bước tiến vĩ đại của y học, không chỉ có thế, cách điều trị này hoàn toàn không ảnh hưởng tới tế bào khỏe mạnh.

Từ đó, nhóm nghiên cứu đã sáng chế ra hợp chất mới tương tự peptide có khả năng thâm nhập vào các tế bào. Hợp chất này đã được thử nghiệm trong nhiều thí nghiệm khác nhau, cả trong ống nghiệm và cả trong cơ thể sinh vật sống. Nó có khả năng ức chế tế bào ung thư trên các mô hình mô phỏng tế bào thư vú, phổi và não. Bên cạnh đó, thử nghiệm trên chuột cũng không thể hiện bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào.


 

Các nhà khoa học Viện Wistar đã tạo ra một hợp chất chống ung thư mới được chứng minh là có hiệu quả trong các thử nghiệm lâm sàng
Các nhà khoa học Viện Wistar đã tạo ra một hợp chất chống ung thư mới được chứng minh là có hiệu quả trong các thử nghiệm lâm sàng



Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Dario Altieri cho biết hợp chất chống ung thư với mục đích phá vỡ sự liên kết của hai thành phần MFF và VDAC1 là phương pháp điều trị ung thư đã được phê duyệt lâm sàng. Các nhà khoa học hy vọng hợp chất này sẽ sớm được ứng dụng vào thực tế để điều trị ung thư.

Thực chất, các tế bào ung thư luôn có những điểm hoàn toàn khác với các tế bài khỏe mạnh. Đây chính là "nút thắt" quan trọng giúp các nhà khoa học có thể tìm ra cách chữa ung thư bằng cách phá hủy tế bào ung thư một cách an toàn.

Kết quả nghiên cứu này đã cho những bệnh nhân mắc ung thư nói riêng và nhân loại nói chung một hy vọng mới. Rất nhiều người kỳ vọng, trong vài năm nữa, sẽ có thuốc chữa được ung thư ở mọi giai đoạn xuất hiện trên thị trường.

An An (Theo New Atlas/VIE)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.