Cứu sống ca bệnh đột quỵ thập tử nhất sinh trên bàn mổ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các bác sĩ Bệnh viện Thống Nhất cùng chuyên gia ngoại thần kinh vừa đua thời gian can thiệp cứu được ca bệnh đang giữa lằn ranh sinh - tử.

TS-BS Trần Chí Cường, Chủ tịch Hội Thần kinh và Can thiệp mạch máu não TP. Hồ Chí Minh, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh, vừa phối hợp cứu một nam bệnh nhân (79 tuổi) bị đột quỵ tưởng chừng tử vong ngay trên bàn mổ.

Bệnh nhân nhập bị tắc động mạch thân nền cấp ở giờ thứ nhất rất nguy kịch. Các bác sĩ đã xử trí bơm thuốc tan sợi huyết ngay chỗ gây tắc mạch nhưng không tái thông.


 

 Sau bơm thuốc mạch máu chưa tái thông
Sau bơm thuốc mạch máu chưa tái thông


Ngay lập tức, ê kíp đã can thiệp nội mạch và lấy ra được mãng xơ vữa cứu bệnh nhân trong tích tắc. Kiểm tra sau 4 giờ can thiệp, động mạch tắc của bệnh nhân đã tái thông hoàn toàn.

 

 Và
Và "thủ phạm" gây tắc mạch máu não người bệnh đã lấy ra được.


Theo BS Cường, đây là ca rất khó. Nhờ sự phối hợp tốt toàn bộ ê kíp từ Ban lãnh đạo Bệnh viện Thống Nhất cho đến bác sĩ gây mê… đã cứu được bệnh nhân trong giây phút sinh tử mặc dù trong lúc can thiệp tưởng chừng vô vọng vì người bệnh đã ngừng thở, tím tái, suy hô hấp…

Ca can thiệp cũng đã có 2 bác sĩ nước ngoài đến từ Indonesia sang Việt Nam để kiến tập về kỹ thuật can thiệp mạch máu não.

 

Và mạch máu đã tái thông hoàn toàn, bệnh nhân được cứu trong tích tắc
Và mạch máu đã tái thông hoàn toàn, bệnh nhân được cứu trong tích tắc



"Thuốc tan sợi huyết chỉ có tác dụng trong tắc mạch máu nhỏ. Mãng xơ vữa cũng không phải cục máu đông nên thuốc này cũng không thể làm tan được. Ở ca bệnh này, các bác sĩ can thiệp thần kinh phải chạy đua thời gian vừa hút vừa kéo và khó khăn lắm mới "lôi ra" được "thủ phạm", BS Cường nhớ lại.

Nguyễn Thạnh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.