Cựu Chủ tịch Chung và cái giá của nước máy sông Đuống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Không có lợi ích nhóm nào ở đây cả”- câu trả lời cử tri của cựu Chủ tịch Nguyễn Đức Chung năm ngoái, trước cái giá “cắt cổ” 10.246 đồng/m3 của nhà máy nước sông Đuống.

Cựu Chủ tịch Nguyễn Đức Chung trong một chuyến thị sát nhà máy nước sông Đuống. Đứng bên cạnh ông là shark Liên (Ảnh Phùng Bắc/LĐO)
Cựu Chủ tịch Nguyễn Đức Chung trong một chuyến thị sát nhà máy nước sông Đuống. Đứng bên cạnh ông là shark Liên (Ảnh Phùng Bắc/LĐO)


Xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội một ngày thường. Người đàn ông ngồi xổm trước nhằng nhịt những máy bơ, ống dẫn. Nước ngầm được bơm lên, qua lần lọc bằng cát, lọc than hoạt tính, lại máy lọc RO. Lõi lọc vừa mới thay 2 tháng đã cáu bẩn, đen xì.

Đàm Trọng Song, một người dân tháo lõi lọc ra. Chỉ 1 phút sau, bàn tay anh bám dính một lớp nước màu đen kịt, mùi nồng xộc lên tận mũi.

Đàm Trọng Song là một trong 250 ngàn hộ/1 triệu dân ở 4 huyện Chương Mỹ, Ứng Hoà, Thanh Oai và Mỹ Đức - khu vực chỉ cách trung tâm TP 40km đang khát nước sạch từ hàng chục năm nay.

Và khi ngay cả nước ngầm cũng khan hiếm, Song đã phải dùng đồng thời 3 giếng khoan với 9 máy bơm để tìm kiếm nước ăn cho gia đình.

Ở Thủ đô mà khổ quá.

“Tôi tin, dùng nước nhiễm mặn, dùng nước chưa sạch thì da cũng không thể đẹp, không thể sạch được...”- Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung vào tháng 6 năm ngoái nói trong phiên giải trình về cung cấp nước sạch cho dân.

Hôm đó, rất hùng biện, ông Chung nói về việc phải đóng sớm 300.000 giếng khoan nông thôn, nơi không ít bị nhiễm thạch tín, không để thẩm thấu ô nhiễm tới mạch nước ngầm. Hôm đó, cựu Chủ tịch nhắc tới danh mục các dự án các nhà máy cấp nước nguồn, nước mặt, tới “công nghệ Đức”…

Tháng 11 năm ngoái, khi báo chí bóc mẽ “công nghệ Đức” tại Nhà máy nước sông Đuống trong vụ lùm xùm giá nước sông Đuống 10.246 đồng/m3, đắt gấp đôi nước sông Đà, cũng Chủ tịch Chung lên tiếng khẳng định đó là nhà máy hiện đại nhất, khẳng định “Không có lợi ích nhóm nào ở đây cả”.

Hôm nay, dân vẫn khát, và câu chuyện đầu tư Nhà máy nước sông Đuống với giá thành đắt đỏ, 60% đi vay và giá nước bổ đầu dân lại được nhắc lại.

Đúng. Những câu hỏi của dân rất cần có những câu trả lời.

Rằng tại sao lại chấp nhận một dự án 5.000 tỉ, đắt gấp hơn 3 lần dự án nhà máy nước sông Đà.

Tại sao dân phải chịu giá 10.246 đồng/m3 và 7% tăng mỗi năm.

Và tại sao dân lại phải gánh trong giá thành cả lãi suất của 60% tiền vay trong con số 5.000 tỉ kia.

Trong phóng sự của VTC về gia đình anh Song và cơn khát của cả triệu dân Hà Nội có nhân vật chị Hiện ngồi soạn đồ ăn cho bữa trưa.

Và chị bảo thôi thì khuất mắt trông coi. Ai biết trong nước có chất độc gì. Ăn vào độc hại nhưng làm gì còn nước nào mà dùng nữa.

Tâm sự thật bẽ bãng và bất lực.

Nhất là nếu cơn khát và sự bất lực của hàng triệu dân thật sự lại trở thành một thứ con tin cho những cú bắt tay, trở thành cái cớ cho những nhà máy nước với những “sứ mệnh” và “cái tâm” chỉ được nói ra cho có!

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/cuu-chu-tich-chung-va-cai-gia-cua-nuoc-may-song-duong-839972.ldo
 

Theo Anh Đào (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.