Cười ra nước mắt rể Tây ăn tết Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khác biệt trong văn hóa, lối sống đã khiến cho cái Tết của những nàng dâu, chàng rể ngoại quốc ở Việt Nam trở thành một trải nghiệm thú vị và khó quên đến suốt đời...

Con gà “ma”

 

 

Anh chàng Daniel (38 tuổi, quốc tịch Mỹ) vẫn nhớ như in lần đầu tiên về quê vợ ở Thanh Hóa để đón tết. Vốn là một người có niềm đam mê bất tận với những chuyến du lịch nên Daniel cũng “bỏ túi” kha khá kiến thức về văn hóa của nhiều quốc gia khác nhau, điều đó phần nào khiến anh chàng tự tin mình sẽ “sớm hòa nhập được với phong tục, tập quán quê hương vợ”.

Vợ Daniel tên Kim Liên (35 tuổi, quê Thanh Hóa), là con gái út trong gia đình, trên cô còn có một anh trai. Theo lời kể của hai vợ chồng, ban đầu mọi thứ khá suôn sẻ, việc nào ra việc nấy, anh chàng người Mỹ tỏ ra là người rất hòa đồng, lễ phép và vô cùng hiểu chuyện: “Anh ấy cũng biết nói tiếng Việt, dù không khá nhưng đủ để nghe và hiểu được. Về nhà vợ thấy có công việc gì anh ấy cũng xắn tay làm, phụ giúp bố mẹ mình từ việc lớn đến việc nhỏ. Bố mẹ và mấy người bà con, ai cũng quý mến anh ấy”.

Cho đến chiều 30 tết, gia đình Liên tất bật chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên. Vì anh trai của Liên có công việc nên không về ăn tết, vậy là trọng trách làm gà đành giao lại cho Daniel.


“Mình sợ anh ấy chưa làm lần nào sẽ bị sốc, bởi vì lúc cắt tiết gà nếu không quen thì nhìn sợ lắm. Nhưng mà anh ấy nói không sao, anh sẽ cố làm chứ không để mình làm được. Vậy là lúc anh ấy túm cổ con gà lại, mình phải ngồi bên cạnh để động viên tình thần anh”, cô vợ trẻ vui vẻ kể.

Ai ngờ, vì run tay nên khi Daniel vừa cắt nhát đầu tiên, con gà đã tẩu thoát ra và chạy khắp sân. “Cổ nó chảy máu mà vẫn cứ chạy, Daniel thì mặt mày tái mét, anh ấy hét thất thanh “gà ma, gà ma” rồi ôm mặt chạy ra góc sân nôn mửa”, Liên nhớ lại.

Cuối cùng cả gia đình Liên phải lao ra ứng cứu. “Bố thì bắt con gà lại, mẹ với mình dìu anh ấy vào trong, ngồi mãi hồi lâu anh ấy mới lấy lại tinh thần được”, Liên cười nói. Cô nàng còn tiết lộ, trong bữa cơm tối hôm đó, Daniel ăn những món khác nhưng nhất định “né tránh đĩa thịt gà” vì… sợ.

Ăn hay uống cũng khổ cả đôi đường

 

 

Không gặp phải tình huống thất kinh hồn vía như Daniel, anh chàng bác sĩ người Anh tên John (40 tuổi) lại rơi vào cảnh khó xử khi bị bắt… uống rượu rắn.

Anh chàng hồi tưởng: “Năm trước hai vợ chồng tôi về quê ngoại ăn tết. Tôi rất thích mọi người trong gia đình vợ, chỉ sợ mỗi việc bị bắt uống loại rượu ngâm nguyên con rắn hổ mang thè lưỡi, còn có thêm mấy con khác nữa nhìn rất ám ảnh”.

Điều không may là “ghét của nào trời trao của nấy”, John liên tục “bị” mời những món đó. Anh kể: “Những người lớn tuổi trong nhà vợ tôi rất thích uống loại rượu đó. Hôm làm cơm cúng ngày cuối năm, rất đông người sang nhà vợ tôi ăn tiệc. Bố vợ gọi tôi vào rồi giới thiệu con rể, vậy là cả bàn, ai cũng mời tôi một ly rượu”.

Mặc dù trong lòng không hề muốn uống, nhưng vì sợ “các bác người lớn nghĩ không tôn trọng mọi người”, nên anh chàng đành nhắm mắt nhắm mũi uống liên tiếp năm ly.

“Sau đó thì chắc mọi người cũng đoán ra được rồi phải không?”, John lém lỉnh hỏi, và rồi tự đưa ra câu trả lời. Cả đêm đó anh chàng sốt cao đến nỗi phải nhập viện. Kể từ đó trở đi, John cũng không dám thử uống lại rượu rắn ngâm thuốc thêm một lần nào nữa.

Khấn bằng tiếng Anh rồi nhờ dịch lại tiếng Việt

Chưa hết, chàng bác sĩ không những khổ vì rượu mà đến ăn cũng “khổ trọn bộ”. John cho biết, lần đầu ngồi ăn cơm cùng gia đình vợ, điều khiến anh khó hiểu và không vui nhất chình là mọi người trong bàn liên tục gắp thức ăn vào chén của anh.

“Lúc đó tôi không hiểu, chỉ thấy ngạc nhiên và hơi mất vệ sinh, tại sao mọi người lại dùng đũa gắp thức ăn của mình, sau đó lại gắp luôn cho người khác. Nhưng sau  này nghe vợ giải thích thì tôi mới hiểu đó là văn hóa quý mến khách của người Việt Nam, khi có cảm tình với ai thì họ mới gắp thức ăn ngon cho người đó”, John chia sẻ.

Một lần khác, khi thấy vợ đang cúi lạy trước bàn thờ tổ tiên, John cũng nhanh chân đến bên cạnh “nhưng vẫn phải nhìn vợ để học theo mới được”. Anh tiết lộ: “Thấy vợ đang lẩm nhẩm gì đó, tôi đoán cô ấy chào hỏi tổ tiên và cầu xin những điều may mắn. Nhưng tôi không biết cầu xin bằng tiếng Việt nên đành nói tiếng Anh, rồi nhờ vợ dịch lại cho tổ tiên. Ai ngờ cô ấy cứ ôm bụng cười và khen tôi sao đáng yêu như vậy. Làm tôi vừa ngại mà cũng vừa vui vui”.

Song, dù cho những bất đồng ngôn ngữ và sự khác biệt về văn hóa đã dẫn đến những hiểu lầm nhưng cái tết đầu tiên ở Việt Nam của John cũng trôi qua nhanh chóng. Anh hồ hởi cho biết, bản thân rất vui khi được đón tết ở Việt Nam, thời gian đó đã mang đến cho anh nhiều cảm xúc và những trải nghiệm mới mẻ. “Đây cũng là một trong những cách giúp tôi hiểu thêm về văn hóa, truyền thống người Việt, tôi càng thấy yêu quý bố mẹ vợ và thương vợ tôi nhiều hơn”, chàng rể ngoại quốc khẳng định.

Hải Đường/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.