Sigiriya là một trong những di tích lịch sử có giá trị nhất của Sri Lanka. Được người dân địa phương gọi là kỳ quan thứ tám của thế giới, khu phức hợp pháo đài cổ này có tầm quan trọng đối với khảo cổ học và thu hút hàng nghìn khách du lịch ghé thăm mỗi năm. Ảnh: Discover Sri Lanka.
Cung điện nằm ở trung tâm hòn đảo, trên một cao nguyên đá khổng lồ, giữa thị trấn Dambulla và Habarane. Cao nguyên đá Sigiriya được hình thành từ magma của ngọn núi lửa đã tắt, cao hơn 200 m so với địa hình của những cánh rừng xung quanh và 370 m so với mực nước biển. Ảnh: Pinterest.
Khu phức hợp pháo đài gồm một cung điện đổ nát với những công trình lớn, khu vườn, ao hồ, lối đi và đài phun nước bao quanh. Vùng đất này đã tách biệt với thế giới bên ngoài hàng nghìn năm. Ảnh: Serendib Leisure.
Vào thế kỷ 3 trước Công nguyên, cao nguyên đá Sigiriya được xây dựng thành tu viện. Đến thế kỷ 5 sau Công nguyên, đức vua Kasyapa quyết định biến nơi đây thành dinh thự hoàng gia. Sau khi nhà vua qua đời, nơi đây tiếp tục đóng vai trò là một tu viện cho tới khi bị bỏ hoang vào thế kỷ 14. Ảnh: Annees de pelerinage.
Lối vào chính của lâu đài nằm ở phía bắc của cao nguyên đá, được thiết kế tựa hình dáng sư tử đá khổng lồ. Phần chân của sư tử đá còn tồn tại cho đến ngày nay. Phần cơ thể phía trước đã bị phá hủy. Tên gọi Sigiriya có nguồn gốc từ tượng sư tử này (Sihagri trong tiếng địa phương có nghĩa sư tử đá). Ảnh: Tourisminsrilanka.
Tường phía tây Sigiriya gần như được bao phủ bởi những bức bích họa dưới triều đại vua Kasyapa. 18 bức bích họa còn tồn tại cho đến ngày nay. Các bức bích họa mô tả những người phụ nữ khỏa thân. Dân gian cho rằng đây là hình tượng vợ của nhà vua Kasyapa hoặc cũng có thể là những nữ tư tế (người kết nối người trần với đấng tối cao) đang tiến hành nghi thức tôn giáo. Ảnh: Flickr.
Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của Sigiriya chính là bức tường gương. Ngày xưa, bức tường được đánh bóng kỹ lưỡng tới mức nhà vua có thể nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của chính mình. Bức tường được sơn vẽ câu đối, bài thơ... của những vị khách ghé thăm Sigiriya. Dòng chữ cổ nhất có niên đại từ thế kỷ thứ 8. Ngày nay, hành vi này đã bị nghiêm cấm nhằm gìn giữ và bảo tồn những giá trị cổ. Ảnh: Atlas & Boots.
Việc xây dựng những pháo đài trên cao nguyên đá đòi hỏi kỹ thuật cao và tân tiến. Những khu vườn phía tây cao nguyên đá có niên đại cổ xưa nhất trên thế giới được xây dựng hệ thống thủy lợi phức tạp, gồm kênh đào, hồ, đập, cầu và hệ thống nước ngầm. Khu phức hợp cung điện và pháo đài được công nhận là một trong những ví dụ điển hình nhất về đô thị cổ đại. UNESCO đã tuyên bố Sigiriya là Di sản Thế giới năm 1982. Ảnh: Atlas & Boots.
Chào đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, sáng 11/1, tại The Cliff Resort & Residencses (thành phố Phan Thiết, Bình Thuận) đã diễn ra Lễ hội Bánh chưng lần thứ 10 năm 2023 dành cho khách du lịch đang lưu trú và nghỉ dưỡng tại The Cliff Resort và thành phố Phan Thiết.
TP. Hồ Chí Minh hiện có rất nhiều nhà hàng 4-5 sao, đồng thời đã quy hoạch 22 tuyến phố ẩm thực, đây là động lực phát triển, phục vụ đa dạng ẩm thực từ trung đến cao cấp cho đối tượng là khách quốc tế.
Với mong muốn mang đến cho du khách trải nghiệm đặc biệt, chứng kiến không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão ở các đô thị hay vùng quê, nhiều doanh nghiệp dịch vụ lữ hành, điểm đến ở Nam Bộ đã sớm hoàn thiện sản phẩm, khai thác chùm tour, tuyến du lịch đón Xuân sớm.
Năm 2023, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút 5 triệu lượt khách quốc tế; khách nội ước đạt 35 triệu lượt khách và tổng thu du lịch ước đạt 160.000 tỷ đồng.
Giám đốc điều hành Alapati Krishna Mohan của Công ty lữ hành phương Nam đã chia sẻ danh sách các điểm đến trên thế giới nên đi trong năm 2023, trong đó đứng đầu danh sách này là Việt Nam.
Ngay từ kỳ nghỉ đầu tiên của 2023, nhiều địa phương trên cả nước tấp nập đón khách quốc tế, với hàng loạt sự kiện đánh dấu một năm khởi sắc khi du lịch toàn cầu đang hồi phục.
5 tuyến du lịch tại các quận, huyện Hà Nội sẽ được kết hợp với các tỉnh, địa phương để xây dựng nhiều sản phẩm mới, hấp dẫn nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Thủ đô.
Các đề xuất khôi phục thị trường, đường bay; tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ… sẽ được thảo luận tại hội nghị “Giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc sáng 9.1.
Hàng triệu khách Trung Quốc xuất ngoại từ 8.1, dấy lên hy vọng hồi phục cho ngành du lịch toàn cầu và Việt Nam được dự đoán là một trong những điểm đến hưởng lợi.
Với mong muốn kích cầu du lịch trên địa bàn từ nay đến Tết Quý Mão 2023, TPHCM xây dựng nhiều chiến lược bao gồm các chương trình, sự kiện đặc biệt nhằm thu hút du khách ghé thăm và trải nghiệm.
Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam có tín hiệu khả quan, trong đó chủ yếu là khách mang quốc tịch Hàn Quốc, Nga, Đức, Tây Ban Nha và đã bắt đầu có khách từ thị trường Ấn Độ, Trung Đông, Đông Âu.
Sự trở lại của khách Trung Quốc được kỳ vọng giúp ổn định dòng khách quốc tế đến Việt Nam, song song với loạt nỗ lực trong nước nhằm phục hồi ngành công nghiệp không khói này cho năm Quý Mão.
Ngay sau khi Trung Quốc thay đổi chính sách chống dịch, nhiều đơn vị lữ hành, các địa phương nhanh chóng triển khai kế hoạch đón khách Trung Quốc vào Việt Nam và đưa khách đi Trung Quốc du lịch.
Mới đây, tờ Wanderlust (Anh) vừa đưa ra danh sách gợi ý những điểm đến thú vị nhất thế giới cho chuyến đi mới (top new trips) của du khách năm 2023, trong đó có Việt Nam.
Sau dịch bệnh COVID-19, ngành du lịch tỉnh Kon Tum đang trên đà phục hồi và phát triển trở lại. Năm 2023, Kon Tum dự kiến đón hơn 1,3 triệu du khách đến trải nghiệm không gian văn hóa, hòa mình với thiên nhiên.
Diễn ra từ ngày 26-31/12, Tuần Văn hóa-Du lịch Măng Đen năm 2022 gồm nhiều hoạt động như triển lãm văn hóa truyền thống Tây Nguyên; diễn tấu văn hóa Cồng chiêng-xoang, các nhạc cụ truyền thống...
Khán giả thật sự mãn nhãn, hòa mình vào không khí náo nhiệt của âm nhạc, ánh sáng và vũ điệu đường phố với những tiết mục đặc sắc của các vũ công quốc tế kết hợp cùng nghệ thuật xiếc của Việt Nam.